Cải xoong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Nó có tác dụng trong việc điều trị bệnh và bổ sung các chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy, nó có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Cùng tìm hiểu nhé.
1. Tác dụng của cải xoong
Cải xoong là một loại rau cung cấp khoáng chất tuyệt vời. Nó cũng cung cấp lượng vitamin và protein tốt. Tất cả những thành phần này có thể gây ra các tác dụng như sau:
1.1. Lợi ích đối với người bệnh gout
Tác dụng của cải xoong đối với người bệnh gout là do nó chứa một nguồn omega-3 hữu ích.
Hầu hết mọi người thường sử dụng omega-3 có trong các thực phẩm như cá hồi, cá ngừ và cá thu. Tuy nhiên bạn có thể bổ sung thành phần này bằng cách tăng cường ăn rau cải xoong.
Trong loại rau này có chứa nhiều chất dinh dưỡng thực vật, vitamin và khoáng chất.Nó cùng chứa một tỷ lệ tương đối cao acid béo không bão hòa đa omega-3, chủ yếu ở dạng acid alpha-linolenic (ALA).
Mặc dù acid alpha-linolenic phải được chuyển hóa thành dạng hoạt động của acid béo omega-3 - bao gồm acid eicosapentaenoic và axit docosahexaenoic. Do đó, thêm cải xoong vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể là một phương pháp hiệu quả để tăng lượng acid béo omega-3.
1.2. Tăng cường xương và răng
Mặc dù sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi nổi tiếng nhất, nhưng các loại rau lá xanh cũng cung cấp một lượng canxi dồi dào trong mỗi khẩu phần ăn.
Ngoài việc cung cấp một lượng canxi tốt, cải xoong còn là một nguồn cung cấp magie và vitamin K, cả hai đều có thể giúp duy trì xương chắc khỏe.
Canxi có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa loãng xương, một bệnh do mất dần mật độ xương. Trong khi đó, vitamin K có thể giúp duy trì nồng độ canxi trong xương để duy trì sức mạnh của xương.
1.3. Ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ cải xoong giúp giải độc các chất độc hại từ môi trường và chất gây ung thư có trong thuốc lá và cũng gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Một nghiên cứu khác cho thấy hợp chất phytochemical được tìm thấy trong loại rau này giúp tăng cường sức mạnh phòng thủ và cũng bảo vệ các tế bào. Nó chứa lượng Vitamin C cao giúp giảm stress oxy hóa do ung thư.
1.4. Tăng cường chức năng tuyến giáp
Cải xoong thuộc họ Brassica cung cấp tác dụng có lợi và tích cực trong việc duy trì sức khỏe tuyến giáp. Cải xoong giúp giảm sản xuất hormone tuyến giáp và được coi là có lợi hơn khi ăn sống. Tuy nhiên nếu bạn muốn ăn chín thì có thể chế biến theo phương pháp hấp chín.
1.5. Ngăn ngừa tình trạng bệnh tim mạch
Cùng với các chất dinh dưỡng, loại rau này có chứa các chất chuyển hóa thứ cấp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Nó giúp giảm cholesterol LDL, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như bệnh tim mạch mãn tính và xơ vữa động mạch.
Nó cũng chứa hàm lượng vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa và giảm tổn thương mô tim là nguyên nhân gây stress oxy hóa.
1.6. Ngăn ngừa trầm cảm
Mức độ folate thấp là nguyên nhân của việc uống quá nhiều rượu hoặc chế độ ăn uống thấp.
Nghiên cứu cho thấy lượng folate thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Nó cũng ảnh hưởng đến các con đường dẫn truyền thần kinh của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin.
Cải xoong đóng vai trò là một thực phẩm bổ sung quan trọng trong chế độ ăn uống giúp giảm nguy cơ trầm cảm.
1.7. Tăng cường sức khỏe não bộ
Vitamin C giúp ngăn ngừa những thay đổi trong nhận thức như bệnh Alzheimer. Nó giúp giảm chảy máu khi xảy ra chấn thương. Những người bị chấn thương đầu có lượng Vitamin C trong máu thấp hơn.
Các nghiên cứu cho thấy loại rau này ngăn ngừa tổn thương và cũng cải thiện chức năng não và chấn thương. Lượng Vitamin C cao hỗ trợ các hoạt động của tế bào thần kinh.
Bên cạnh những tác dụng trên, cây cải xoong còn mang đến những tác dụng như:
- Lá rất giàu khoáng chất và hàm lượng vitamin và hỗ trợ tiêu hóa.
- Nó được sử dụng như chất kích thích và long đờm để điều trị viêm phế quản, ho và hỗ trợ duy trì lượng đường trong máu.
- Nó còn được dùng để chữa bệnh lao.
- Nó được cho là một chất lợi tiểu được sử dụng để hỗ trợ sỏi thận hoặc bàng quang.
- Nước ép chiết xuất từ lá tươi giúp chữa mụn trứng cá, nấm ngoài da, chàm, mẩn ngứa, kích ứng da cũng như nhiễm trùng.
2. Những điều bạn nên biết về cây cải xoong
Để hiểu rõ hơn về loại rau này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
2.1. Sự thật thú vị về cải xoong
Cây cải xoong còn có tên gọi khác là cải xà lách xoong, xà lách xoong. Nó có tên khoa học là Nasturtium officinale., họ Cải. Nó là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh, sống lâu năm. Nó cùng họ hàng với rau tần và mù tạt vì chúng đều có mùi vị hăng và cay.
Cây có chiều cao khoảng 41 cm. Thân cây nổi trên mặt nước. Lá có hình thùy, mọc đôi, bóng, màu xanh lục. Hoa nhỏ màu trắng và xanh lục, mọc thành cụm. rễ mỏng màu trắng, nhiều rễ com. Cây mọc ở nơi đất ẩm ướt và giàu dinh dưỡng.
2.2. Thành phần dinh dưỡng trong cải xoong
Từ lâu cải xoong được biết đến là một thành phần của chế độ ăn uống của người lính La Mã cổ đại. Điều này là do nó chứa nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của 100 gam cải xoong bao gồm:
- Năng lượng: 46 kJ
- Chất đạm: 2,3 gam
- Chất béo: 0,1 gam
- Carbohydrate: 1,29 gam
- Chất xơ: 0,5 gam
- Đường: 0,2 gam
- Khoáng chất: Canxi 120 mg; sắt 0,2 gam; magie 21 gam; phospho 60 mg; kali 330 gam; natri 41 gam; kẽm 0,11 gam; đồng 0,08 mg; mangan 0,24 gam và selen 0,9 gam.
- Vitamin: vitamin C 43mg; thiamin 0,09 mg; riboflavin 0,12 mg; niacin 0,2 mg; pantothenic 0,31 mg; vitamin B6 0,13 mg; folate 9 mcg; vitamin A 3191 IU, vitamin E 1 mg và vitamin K 250 mcg.
Ngoài ra, nó cũng chứa các acid amin cần thiết cho cơ thể.
3. Một số chú ý khi dùng cải xoong
Cải xoong chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại tác dụng tuyệt vời với cơ thể nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Thận trọng khi sử dụng loại rau này cho các đối tượng bao gồm người rối loạn đường ruột hoặc loét, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Không dùng cải xoong khi đang sử dụng thuốc chống đông máu vì nó có thể làm gia tăng tình trạng chảy máu.
- Loại rau này chứa nhiều nitrat, có thể chuyển hóa thành nitrit nếu tiếp xúc với vi khuẩn. Nitrit có liên quan đến tình trạng tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
4. Món ngon từ cải xoong
Như đã trình bày ở trên, rau cải xoong mang lại tác dụng tốt nhất khi sử dụng sống nhưng bạn cũng có thể chế biến nó thành các món ăn được nấu chín. Dưới đây là một số món ăn được chế biến từ cải xoong mà bạn có thể tham khảo.
4.1. Rau cải xoong xào
Nguyên liệu: 1 bó cải xoong, tỏi, dầu ăn và gia vị.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Cải xoong được nhặt sạch cuống và lá già, sau đó rửa sạch và để ráo.
- Bước 2: Tỏi băm nhỏ và cho vào chảo phi thơm cùng dầu ăn. Tiếp theo cho rau vào xào và nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Xào tới khi rau có màu xanh trong là rau chín tới.
Cho rau ra đĩa và thưởng thức ngay thôi!
4.2. Salad cải xoong và hạt óc chó
Nguyên liệu: Cải xoong 200 gam, bắp cải tím 200 gam, hạt óc chó 50 gam, bơ 1 quả, táo 2 quả, nho đen 50 gam, kiwi 1 quả, mật ong, vỏ chanh, dầu oliu, nước cốt chanh, muối, tiêu, đường và muối tiêu.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Bắp cải tím rửa sạch và cắt sợi mỏng. Cải xoong sạch, bỏ cuống và giữ lại phần lá. Táo rửa sạch và cắt khúc. Bơ lột vỏ, bỏ hạt, cắt khúc. Nho cắt đôi. Kiwi gọt vỏ cắt thành miếng nhỏ.
- Bước 2: Làm sốt salad bao gồm vỏ chanh, 2 thìa dầu oliu, 1 thìa muối, 1 thìa tiêu, 2 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong. Trộn đều lại với nhau.
- Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào trong tô và rưới hết nước sốt lên trên. Đảo đều để các nguyên liệu thấm gia vị. Cuối cùng cho hạt óc chó vào và đảo nhẹ tay tất cả các nguyên liệu lại với nhau.
Trên đây là những thông tin về rau cải xoong mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn, bao gồm người bệnh gout. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh gout, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
source https://caogam.vn/rau-cai-xoong
Nhận xét
Đăng nhận xét