9 Lợi ích sức khỏe dựa trên khoa học của nước dừa

Nước dừa là một loại thức uống giải khát tự nhiên được nhiều người ưa chuộng vì vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng. Loại nước uống này có thực sự tốt đối với tất cả mọi người? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe
Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe

1. Tác dụng của nước dừa

Nước dừa đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây như một phương pháp lành mạnh để giữ nước. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát mà nó còn chứa nhiều chất điện giải cùng với các chất dinh dưỡng có lợi khác, làm cho nó trở thành một chất tăng cường sức khỏe tự nhiên. 

1.1. Tăng cường sức mạnh cho xương

Nước dừa là một nguồn cung cấp canxi dồi dào. Do đó nó có thể thúc đẩy sức khỏe của xương.

1.2. Cải thiện hiệu suất tập thể dục

Nước dừa giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục
Nước dừa giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục

Các chất điện giải trong nước dừa là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe. Nó cung cấp các hiệu ứng hydrat hóa tương tự như các đồ uống thể thao cung cấp carbohydrate điện giải thông thường.

Nó còn là nguồn cung cấp kali tự nhiên và không chứa thêm đường và chất làm ngọt nên nó có thể được sử dụng thay thế các đồ uống dùng trong thể thao.

Uống nước dừa cũng có thể dễ dàng được hấp thu tại dạ dày hơn so với đồ uống điện giải carbohydrate thông thường. Các chất điện giải cũng có thể điều trị chứng chuột rút cơ bắp.

1.3. Có thể làm mức đường huyết

Nước dừa chứa L-arginine. một hợp chất được biết đến với đặc tính chống đái tháo đường. L-arginine làm giảm lượng đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường.

Nó cũng chống lại stress oxy hóa - một tình trạng oxy hóa khá phổ biến trong bệnh tiểu đường. Nó cũng làm giảm mức độ hemoglobin A1c, mức độ cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

1.4. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nước dừa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Nước dừa giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Uống nước dừa có thể có lợi để ngăn ngừa bệnh tim. Nó có thể giúp giảm lượng cholesterol và chất béo trung bình trong máu. 

Trong một nghiên cứu cho thấy tác dụng làm giảm cholesterol của nước dừa tương tự như lovastatin, một loại thuốc có tác dụng hạ thấp lượng cholesterol. 

Nó cũng có thể làm giảm chứng tăng huyết áp. Nó có tác dụng này bằng cách cải thiện tình trạng chống oxy hóa và độ nhạy insulin.

1.5. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Nước dừa là một chất lợi tiểu tự nhiên. Đồng thời, nó cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị tiêu chảy. Tác dụng này là do nó chứa các chất như sắt, canxi, magie và mangan.

Ngoài ra, một số giai thoại cho thấy rằng nước dừa cũng có thể điều trị chứng trào ngược acid. Các chất điện giải như kali có thể thúc đẩy cân bằng độ pH trong cơ thể. Tuy nhiên tác dụng này cần nghiên cứu thêm để xác định đúng tác dụng của nó.

1.6. Ngăn ngừa bệnh sỏi thận

Uống nước dừa giúp hạn chế bệnh sỏi thận
Uống nước dừa giúp hạn chế bệnh sỏi thận

Trong một số nghiên cứu cho thấy uống nước dừa giúp đào thải lượng kali, citrate và clo dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận.

Nó cũng ngăn ngừa sự lắng đọng tinh thể trong mô thận và ngăn ngừa stress oxy hóa trong thận, từ đó, cải thiện chức năng thận.

1.7. Giúp giải độc cơ thể

Nước dừa chứa nhiều khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Nó giúp giải độc cơ thể bằng cách cung cấp hydrat hóa và chất chống oxy hóa.

1.8. Trị mụn trứng cá

Nước dừa có đặc tính kháng khuẩn nhờ acid lauric trong nó. Đặc tính này có thể giúp điều trị mụn trứng cá. Acid lauric cũng được chứng minh là có tác dụng diệt khuẩn mạnh nhất đối với P.acnes, vi khuẩn thúc đẩy mụn viêm.

1.9. Nguồn cung cấp nước tốt

Nước dừa là nguồn cung cấp nước tuyệt vời
Nước dừa là nguồn cung cấp nước tuyệt vời

Uống nước dừa có thể giúp cải thiện mức độ hydrat hóa trong cơ thể. Trong một số trường hợp mất nước nhanh như nôn mửa hoặc tiêu chảy, nước dừa giúp bổ sung lượng chất lỏng bị mất.

Mặc dù nước dừa là một nguồn cung cấp hydrat hóa tốt hơn so với nước tinh khiết vì nó giúp phục hồi lượng đường cũng như các chất điện giải trong máu hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn không nên thay hoàn toàn nước tinh khiết bằng nước dừa.

2. Những điều bạn nên biết

Với những tác dụng tuyệt vời của nước dừa, cũng tìm hiểu rõ hơn về nó nhé!

2.1. Sự thật thú vị về nước dừa

Nước dừa là chất lỏng trong suốt bên trong quả dừa. Nước dừa từ những quả dừa non (quả dừa xanh) thường có vị thanh hơn so với nước dừa già. 

Hình ảnh nước dừa
Hình ảnh nước dừa

Phân biệt nước dừa và nước cốt dừa?

Đôi khi mọi người thường nhầm lẫn nước dừa và nước cốt dừa nhưng chúng là hai dạng khác nhau với đặc tính hoàn toàn khác nhau.

Nước dừa: Nước dừa có vị ngọt, trong suốt có trong trái dừa. Nó được sử dụng ngay lập tức mà không phải qua các khâu chế biến. Dừa mọc tự nhiên chứa khoảng từ nửa cốc đến một cốc nước nhưng nó có thể khác nhau dựa trên kích thước của quả, địa lý và điều kiện khí hậu.

Nước cốt dừa: Không giống với nước dừa tự nhiên, nước cốt dừa là một thức uống đã qua chế biến. Nước cốt dừa được chế biến thủ công từ lớp cơm dừa của những quả dừa già.

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nước dừa là thức uống có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nó rất giàu khoáng chất và chất điện giải khác nhau như kali, canxi, mangan, chất chống oxy hóa, acid amin và cytokinin. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của trong 100 gam nước dừa bao gồm:

  • Năng lượng: 79 kJ (19 kcal)
  • Carbohydrate: 3,71 gam
  • Đường: 2,61 gam
  • Chất xơ: 1,1 gam
  • Protein: 0,72 gam
  • Vitamin: vitamin B1 0,03 mg (3% DV); vitamin B2 0,057 mg (5% DV); vitamin B3 0,08 mg (1% DV); vitamin B5 0,043 mg (1% DV); vitamin B6 0,032 mg (2% DV); folate 3mcg (1% DV); vitamin C 2,4 mg (3% DV).
  • Khoáng chất: canxi 24 mg (2% DV); đồng 0,04 mg (2% DV); sắt 0,29 mg (2% DV); magie 25 mg (7% DV); mangan 0,142 mg (7%); phospho 20mg (3% DV); kali 250 mg (5% DV); selen 1 mcg (1% DV); natri 105 mg (7% DV) và kẽm 0,1 mg (1% DV).

(% DV: Tỷ lệ phần trăm hàm lượng so với hàm lượng cần thiết của một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể trong 1 ngày)

3. Tác dụng không mong muốn của nước dừa

Nước dừa có lợi cho sức khỏe do chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Có thể bạn băn khoăn không biết có nên uống nước dừa mỗi ngày có tốt không? 

Nếu bạn uống quá nhiều nước dừa, một số nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như làm dư thừa kali trong máu (tăng kali máu), gây suy thận cấp, rối loạn nhịp tim, mất ý thức, thậm chí là tử vong.

Bài nên xem

4. Một số chú ý khi dùng nước dừa mà bạn nên biết

Để hạn chế những rủi ro khi cũng như phát huy tác dụng có lợi của nước dừa, bạn cần chú ý những điều sau đây:

  • Ai không nên uống nước dừa? Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, người mắc bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh, người mắc chứng đầy bụng, khó tiêu, người thể tạng âm hư, trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì nó có thể gây đầy bụng
  • Uống nước dừa từ từ và không nên dùng kèm với các hóa chất khác.
  • Không nên uống nước dừa trước khi chơi thể thao vì nó có thể làm cho mềm cơ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh lẹ.
Không nên uống quá nhiều nước dừa cùng một lúc
Không nên uống quá nhiều nước dừa cùng một lúc

Ngoài ra, dừa nước cũng cần được bảo quản đúng cách để nước dừa luôn giữ được độ ngon ngọt và thanh mát tự nhiên. Bạn có thể áp dụng những cách bảo quản như sau:

  • Để nước dừa vào trong ngăn mát tủ lạnh và dùng trong khoảng 7 ngày.
  • Bảo quản ở nhiệt độ 5 độ C, nước dừa có thể giữ được hương vị của nó từ 4 đến 6 tuần.
  • Nếu tăng thời gian bảo quản ở nhiệt độ âm 35 độ C đến 40 độ C hoặc bảo quản ở âm nhiệt độ 18 độ C thì nó có thể để được trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên những quả dừa này thường có giá thành cao hơn so với những loại còn lại.

5. Món ngon từ nước dừa

Từ lâu, nước dừa đã trở thành một thức uống phổ biến ở các nước nhiệt đới. Nó được sử dụng để chế biến nhiều món ăn, thức uống mang hương vị thơm ngon, đậm đà.

5.1. Cà phê nước dừa

Đây chắc hẳn là thức uống giải khát tuyệt vời cho những ngày hè nóng oi ả. Công thức này không chỉ hợp để giải khát mà nó còn phù hợp cho những người không thể sử dụng cà phê đậm đặc.

Cà phê nước dừa
Cà phê nước dừa

Nguyên liệu gồm có: 1 thìa cà phê nguyên chất, ½ chén nước sôi, 1 thìa sữa đặc, ½ chén nước dừa và đá.

Cách pha chế như sau:

  • Bước 1: Hòa tan cà phê, sữa đặc với nước sôi cho đến khi tan.
  • Bước 2: Thêm nước dừa và khuấy đến khi đồng nhất. Sau đó thêm đá vào ly cà phê để thưởng thức.

5.2. Thịt kho trứng cút với nước dừa tươi

Thịt kho trứng cút với nước dừa tươi
Thịt kho trứng cút với nước dừa tươi

Nguyên liệu gồm có: 300 gam thịt heo, 20 quả trứng cút, 1 quả dừa tươi, nước mắm, nước màu, bột ngọt, hạt nêm, đường, hành lá, tiêu, hành, tỏi.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Trứng cút đem luộc chín, vớt ra để nguội rồi bóc vỏ.
  • Bước 2: Thịt heo rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Sau đó, ướp thịt heo cùng với các gia vị trong khoảng 20 phút cho thấm gia vị.
  • Bước 3: Cho thịt vào nồi, đun đến khi thịt săn lại thêm nước dừa đun trên lửa nhỏ.
  • Bước 4: Kho thịt đến khi nước gần cạn hết thì thêm trứng cút vào và nêm nếm sao cho vừa miệng.
  • Bước 5: Đun đến khi cạn nước thì tắt bếp. 

6. Mọi người thường hỏi về nước dừa

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi sử dụng nước dừa:

Người bệnh gout uống được nước dừa không?

Nước dừa rất tốt đối với sức khỏe, bao gồm người bệnh gout. Điều này là do nó chứa nhiều nước (chiếm 95%) và kali. 

Chính vì thế, nó giống như một chất điện giải tự nhiên, tăng cường trao đổi chất và đào thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể như acid uric, giảm sưng viêm khớp rất hiệu quả.

Hơn nữa, nước dừa được nhiều người bệnh áp dụng bằng những bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị bệnh gout như sử dụng nước dừa và lá trầu hoặc nước dừa và đu đủ xanh.

Người bệnh gout có thể sử dụng nước dừa
Người bệnh gout có thể sử dụng nước dừa

Như vậy, để hỗ trợ quá trình đào thải acid uric và giảm sưng viêm, người bệnh gout có thể hoàn toàn sử dụng nước dừa trong chế độ ăn của mình.

Có thể bạn quan tâm đến chế độ ăn cho người bệnh gout: Bệnh gút nên ăn gì tốt nhất - 13 thực phẩm "vàng" cho người bệnh gút

Uống nước dừa mỗi ngày có tốt không?

Mặc dù nước dừa rất tốt cho sức khỏe và thơm ngon nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây hại. Mặc dù không có khuyến cáo nào về lượng nước dừa bạn nên uống những các chuyên gia khuyên bạn nên uống nhiều nhất một hoặc hai cốc nhỏ đến vừa trong một ngày.

Hai cốc nước dừa là đủ cho một người lớn khỏe mạnh với hoạt động vừa phải. Tỷ lệ này có thể tăng lên hoặc giảm xuống tùy thuộc vào mức độ hoạt động và tính trạng sức khỏe của người sử dụng.

Nước dừa chắc chắn là một trong những đồ uống lành mạnh trên thế giới. Nó cung chất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, bao gồm người bệnh gout. 

Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh gout cần thực hiện chế độ tập luyện và sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất. Nếu bạn có câu hỏi liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0768 299 399



source https://caogam.vn/nuoc-dua

Nhận xét