Lợi ích của sức khỏe của gạo nếp là gì?

Gạo nếp là thực phẩm quen thuộc mà ai cũng đã từng thưởng thức, tuy nhiên, nó thực sự có tác dụng gì đối với sức khỏe. Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tác dụng của gạo nếp đối với sức khỏe
Tác dụng của gạo nếp đối với sức khỏe

1. Tác dụng của gạo nếp

Bạn đã bao giờ ăn gạo nếp chưa? Được biết, gạo nếp là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin B. Không chỉ vậy, nó còn chứa protein và không hề có chất béo. 

Tuyệt vời phải không? Do đó, để cung cấp cho bạn thêm thông tin, Cao Gắm xin liệt kê những lợi ích sức khỏe của thực phẩm này dưới đây.

1.1. Thúc đẩy tiêu hóa

Gạo nếp có lượng chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Thật vậy, thực phẩm có chất xơ có tác dụng tăng cường sức khỏe đường ruột và ngăn ngừa táo bón, đầy hơi và chuột rút.

1.2. Đặc tính chống viêm

Một trong những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của gạo nếp là ngăn ngừa viêm nhiễm. Tác dụng này là do đồng, kẽm  và vitamin B giúp tạo ra hệ thống miễn dịch mạnh mẽ.

Do đó, thực phẩm này là một thực phẩm rất tốt cho những người muốn ngăn ngừa viêm và nhiễm trùng.

1.3. Tăng cường sức khỏe của xương

Các thành phần khoáng chất trong gạo nếp có thể thúc đẩy xương khỏe mạnh và giảm nguy cơ loãng xương.

Gạo nếp giúp tăng cường sức khỏe của xương
Gạo nếp giúp tăng cường sức khỏe của xương

1.4. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Gạo nếp giúp tăng cường sức khỏe tim mạch là do nó không chứa chất béo. Do đó, nó là một lựa chọn sáng suốt cho những người mắc bệnh tim, huyết áp cao.

1.5. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất

Nhiều loại vitamin B có trong gạo nếp có liên quan đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, bao gồm enzym, cân bằng nội tiết tố và quá trình trao đổi chất thiết yếu khác.

Bên cạnh những tác dụng kể trên của gạo nếp, nước vo gạo đặc cũng có thể được dùng để chế biến các dược liệu, làm cho dược tính của thuốc được êm dịu, bớt háo nóng và giảm độc tính.

Cám gạo nếp được sử dụng làm thuốc bổ chữa tê phù và chứng nghẹn dưới dạng chè (cám gạo nếp nấu với đậu đỏ và đường) hoặc dạng cháo (cám gạo nấu với ý dĩ).

2. Những điều bạn nên biết về cây gạo nếp

Gạo nếp là thực phẩm quen thuộc mà ai cũng được nghe nói đến, tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về thực phẩm này chưa. Cùng Cao Gắm tìm hiểu nhé!

2.1. Gạo nếp là gì?

Gạo nếp là gì?
Gạo nếp là gì?

Lúa nếp là một giống cây trồng thuộc họ lúa nước, được trồng ở nhiều nơi như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,... Gạo nếp là các hạt gạo có màu trắng đục độc đáo và nó trở nên dẻo hơn khi nấu chín. 

>> Có thể bạn quan tâm: Bánh mì - Lựa chọn sao cho phù hợp với sức khỏe

2.2. Các loại gạo nếp

Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều giống gạo nếp ngon và dẻo. Có thể kể tên đến một số loại gạo như sau:

  • Nếp cái hoa vàng: Lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng nên loại gạo này được gọi là nếp cái hoa vàng. Nó được trồng chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
  • Nếp Tú Lệ: Đây là đặc sản của tỉnh Yên Bái. Chúng có màu trắng, hình dạng tròn đầy, ăn không ngán và hương vị đậm đà.
  • Nếp nương Điện Biên: Chúng được trồng tại vùng đất có khí hậu mát mẻ của núi rừng Tây Bắc nên cứng cáp và có mùi thơm đặc trưng.
  • Nếp ngỗng: Loại nếp này được trồng nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long. Hạt gạo dài, to như trứng ngỗng thu nhỏ và có mùi thơm nhẹ.
  • Nếp nhung: Chúng được trồng chủ yếu ở tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, hạt gạo to, tròn, mập, có màu trắng đục và có mùi thơm, khi nguội không bị cứng.

2.3. Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp

Gạo nếp là thực phẩm có chứa nguồn dinh dưỡng độc đáo bao gồm protein, vitamin, khoáng chất,... Ngoài ra, nó còn chứa chất xơ nhưng không nhiều như gạo lứt và các gạo trắng khác.

Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp
Thành phần dinh dưỡng của gạo nếp

Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của 100 gam gạo nếp bao gồm:

  • Nước: 76,63 gam
  • Năng lượng: 406 kJ
  • Chất đạm: 2,02 gam
  • Chất xơ: 1 gam
  • Carbohydrate: 21,09 ga,
  • Đường: 0,05 gam
  • Khoáng chất: Canxi 2 gam; sắt 0,14mg; magie 5mg, photpho 8mg; kali 10mg; natri 5mg; kẽm 0,41mg; đồng 0,05mg; mangan 0,26mg; selen 5,6mg.
  • Vitamin: Thiamin 0,02mg; riboflavin 0,01mg; niacin 0,29mg; acid pantothenic 0,22mg; vitamin B6 0,03mg; folate 1mcg; vitamin E 0,04mg,..

3. Tác dụng không mong muốn của gạo nếp

Gạo nếp dù là thực phẩm lành tính nhưng khi chế biến thành xôi gây khó tiêu, dễ khiến tăng acid dạ dày, khiến người có vấn đề về tiêu hóa dễ bị trào ngược, ợ hơi, ợ chua và khó chịu.

Điều này là do tinh bột trong gạo có cấu tạo dạng nhánh. Khi vào dạ dày thường khó bị chia cắt nên gây cảm giác khó tiêu và no lâu.

4. Một số chú ý khi dùng gạo nếp mà bạn nên biết

Khi sử dụng gạo nếp, bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Gạo nếp có chứa nhiều amylopectin tăng độ dẻo, dễ gây chứng khó tiêu ở trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy.
  • Do gạo nếp có tính nóng nên người có cơ địa nóng, người hay nổi mụn trứng cá, phụ nữ sinh mổ không nên ăn.
  • Người dị ứng và hay mẩn ngứa cũng không nên ăn vì nó có thể gây dị ứng cho những đối tượng này.

5. Món ngon từ gạo nếp

Với hương vị thơm ngon đậm đà của từng loại gạo nếp mà nó được chế biến thành nhiều món ăn ngon như xôi, chè,... Dưới đây là hai công thức nấu ăn từ gạo nếp mà bạn có thể tham khảo:

5.1. Cháo gạo nếp

Cháo gạo nếp
Cháo gạo nếp

Nguyên liệu gồm có: gạo nếp 200 gam, xương sườn 100gam.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Rang sơ gạo đến khi nó có màu trắng đục và hơi lấm tấm vàng là đạt yêu cầu.
  • Bước 2: Rửa sạch xương sườn và cắt thành những miếng vừa ăn.
  • Bước 3: Cho gạo vào nồi cùng 500ml nước, xương sườn và nấu trên lửa nhỏ. Lưu ý không nên đậy vung khi nấu vì như thế sẽ khiến cháo bị trào ra ngoài.
  • Bước 4: Nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn.

5.2. Chè bí đỏ gạo nếp

Chè bí đỏ gạo nếp
Chè bí đỏ gạo nếp

Nguyên liệu gồm có: bí đỏ 500 gam; gạo nếp 200 gam; dừa xay, đường, 1 - 2 ống vani và 2 lá dứa.

Cách chế biến như sau:

  • Bước 1: Gạo nếp trước khi nấu nên ngâm trong nước khoảng 1 - 2 tiếng để gạo nhanh nhừ. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành những miếng nhỏ.
  • Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho gạo nếp, bí đỏ và nước dừa vào nồi, đậy nắp và nấu. Khi sôi thì bạn cho lửa nhỏ cho chín đều các nguyên liệu.
  • Bước 3: Lá dứa rửa sạch, cắt khúc 5cm hoặc buộc xoắn lại. Nồi chè sau khi nấu khoảng 10 - 15 phút thì thêm lá dứa vào.
  • Bước 4: Khi bí và gạo đã nấu chín thì bạn vớt lá dứa ra. Dùng muôi hoặc thìa dằm nát bí cùng gạo rồi khuấy lên cho bí và gạo trộn đều nhau là được.

Chúc bạn thành công với hai công thức nấu ăn trên!

6. Mọi người thường hỏi về gạo nếp

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn gạo nếp:

Người bệnh gout có ăn được gạo nếp không?

Theo các tài liệu cho biết, gạo nếp là thực phẩm chứa hàm lượng purin không cao. Do đó, bạn có thể bổ sung gạo nếp vào chế độ ăn cho người bệnh gout mà không gây ra các tình trạng đau nhức, khó chịu.

Bài nên xem

1kg gạo nếp nấu được bao nhiêu xôi?

1 kg gạo nếp nấu được 2kg xôi hoặc xới được từ 2 - 3 đĩa to

Ăn gạo nếp có béo không?

Câu trả lời là có. Điều này là do lượng calo cung cấp cho cơ thể, cụ thể 1 bát cơm nếp sẽ chứa khoảng 400 đến 500 calo, có thể thấy lượng calo này khá cao và có thể gây béo.

Ăn gạo nếp có nóng không?

Theo Đông y, gạo nếp có tính ôn nên khi ăn quá nhiều quá thì có thể bị nóng, chẳng hạn như người thân nhiệt cao, người bệnh sốt, ho khạc đờm vàng,...

Trên đây là những thông tin về gạo nếp mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh gout. Nếu bạn có câu hỏi về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn trực tiếp.

0768 299 399

#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN



source https://caogam.vn/gao-nep

Nhận xét