Bắp ngô là lương thực thông dụng trong nhiều nền văn hóa, do đó, hiểu rõ về nó là điều cần thiết, bao gồm cả người khỏe mạnh và người mắc các bệnh như bệnh gout, tiểu đường,... Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.
1. Tác dụng của bắp ngô
Bắp ngô cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe do sự hiện diện của các chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể trong nó. Cùng Cao gắm tìm hiểu n công dụng của bắp ngô nhé!
1.1. Tăng cường sức khỏe cho mắt
Bắp ngô bao gồm một loạt các chất chống oxy hóa quan trọng, cụ thể là carotenoid, lutein và zeaxanthin. Các chất này giúp bảo vệ đôi mắt và đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, quercetin trong ngô đã được chứng minh có tác dụng chống lại cả viêm cấp tính và mãn tính. Nó cũng có liên quan đến quá trình apoptosis, quá trình mà cơ thể sử dụng để tiêu diệt các tế bào bị mòn hoặc rối loạn chức năng.
Các chất chống oxy hóa khác trong ngô cũng đặc biệt tốt trong việc chống viêm. Chúng có tác dụng chống lại stress oxy hóa, sự mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do gây hại tế bào và khả năng chống lại các tác động có hại của chúng.
1.2. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Ngô hoàn toàn không có cholesterol và natri, vì vậy các công thức chế biến từ bột ngô có thể được sử dụng một cách an toàn cho những người bị bệnh tim.
Hơn nữa, lượng chất xơ dồi dào và vitamin B3 hoặc niacin giúp tăng cường mức HDL tốt và giảm mức LDL xấu.
Điều này ngăn chặn mảng bám và chất béo tích tụ trong mạch tim, làm dịu chức năng cơ tim và cải thiện sức khỏe tim mạch.
1.3. Tăng cường chức năng hệ thần kinh
Ăn ngô theo khẩu phần có kiểm soát hàng ngày giúp tăng cường dẫn truyền xung thần kinh, kích hoạt các trung tâm trí nhớ trong não và thư giãn tâm trí do nồng độ axit amin tryptophan tăng cao.
Tryptophan mang lại sự cân bằng về mức độ serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh, ngô giúp điều trị chứng lo âu và mất ngủ, bằng cách duy trì tâm trạng tốt và thúc đẩy giấc ngủ ngon.
1.4. Đặc tính chống oxy hóa
Vỏ hạt của vỏ ngô bao gồm axit phenolic và flavonoid - hai loại chất chống oxy hóa là chất diệt gốc tự do tuyệt vời. Điều này thúc đẩy quá trình hình thành tế bào da mới, che đi các vết chân chim và nếp nhăn.
Ngoài ra, trữ lượng lớn các axit amin trong bột ngô giúp tăng sinh collagen, duy trì sự mềm mại và mịn màng cho làn da.
1.5. Các tác dụng khác của ngô
Bên cạnh các tác dụng kể trên, ngô cũng đem lại một số tác dụng sau:
- Ngăn ngừa táo bón
- Nguồn cung cấp acid amin thiết yếu
- Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng không chứa Gluten
- Tăng cường chức năng hệ thần kinh
- Tốt cho tóc
2. Những điều bạn nên biết về cây bắp ngô
Có lẽ ngô là thực phẩm mà mọi người đều đã biết đến, tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về thực phẩm này chưa. Hãy cùng theo dõi cùng Cao Gắm nhé!
2.1. Sự thật thú vị về bắp ngô
Bắp ngô là gì? Ngô là một thực phẩm giàu tinh bột, có dạng hạt trên lõi ngô được bao phủ bởi một lớp vỏ trấu. Cây ngô là lương thực được thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó phát triển tại châu Mỹ.
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu gọi là “lúa ngô” nhưng về sau gọi tắt thành ngô. Chữ “ngô” dùng để chỉ Trung Quốc.
>> Có thể bạn quan tâm: Lúa mạch: Thực phẩm vàng mà bạn không nên bỏ qua
2.2. Bắp ngô gồm những loại nào?
Ngô thường có màu trắng hoặc vàng nhưng cũng có các màu đỏ, tím và xanh. Nói chung, chúng đều là đều thuộc một trong những phân nhóm như sau:
- Ngô răng ngựa (Zea mays var. indentata Sturt.)
- Ngô đá (Zea mays var. indurata Sturt.)
- Ngô nổ (Zea mays var. everta Sturt.)
- Ngô bột (Zea mays var. amylacea Sturt.)
- Ngô đường (Zea mays var. saccharata Sturt.)
- Ngô bọc (Zea mays var. tunicata Sturt.)
- Ngô nếp (Zea mays var. ceratina Kulesh.)
- Ngô đường bột (Zea mays var. amylacea saccharata Sturt.)
- Ngô bán răng ngựa (Zea mays var. semi indentata Kulesh.)
2.3. Thành phần dinh dưỡng của ngô
Bắp ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng như nhóm vitamin B, cũng như canxi, magie, sắt và photpho,... Cụ thể, theo dữ liệu của USDA (Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ), trong 100 gam ngô có chứa:
- Các chất dinh dưỡng đa lượng: Tổng chất béo 7%; chất béo bão hòa 3%; chất béo không bão hòa đa 5%; chất béo không bão hòa đơn 2%; carbohydrate 25%; chất xơ 14%; đường 2% và chất đạm 10%
- Khoáng chất: canxi 26%, sắt 11%, kali 27%
- Vitamin: thiamine 5%, riboflavin 7,6%; niacin 3,7%, acid folic 3%; vitamin C 7%; vitamin E 4,6%
Một bắp ngô bao nhiêu calo? Trong 100 gam bắp ngô có chứa 385 lượng calo cung cấp cho cơ thể.
3. Tác dụng không mong muốn của bắp ngô
Mặc dù ngô là thực phẩm có lợi cho cơ thể nhưng nó cũng có thể gây ra những tác động bất lợi như sau:
- Ngô là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, giống như khoai tây. Điều đó có nghĩa là nó có chứa nhiều đường và carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
- Ngô cũng chứa các chất kháng dinh dưỡng, là những hợp chất khiến cơ thể không thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng.
- Đây là thực phẩm dễ bị nhiễm các loại nấm và thải ra độc tố gọi là mycotoxin. Nếu ăn quá nhiều ngô nhiễm nấm này thì nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư, các vấn đề về gan, phổi và giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.
- Gây khó tiêu hóa: Lượng chất xơ vừa đủ trong ngô rất tốt cho đường tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều lượng chất xơ này sẽ trở thành gánh nặng cho dạ dày.
- Gây bệnh mãn tính: Ngô chứa rất ít các chất béo có lợi cho cơ thể như omega-3, trong khi đó nó lại chứa rất nhiều omega-6. Điều này là nguyên nhân gây nên bệnh mãn tính khi ăn quá nhiều.
- Gây dị ứng: Ăn ngô có thể gây phát ban, nôn mửa, hen, sốc phản vệ ở một số người có cơ địa dị ứng.
- Gây sâu răng: Ngô chứa lượng đường lớn, do đó nó có thể gây sâu răng ở một số người nếu không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn.
4. Một số chú ý khi dùng bắp ngô mà bạn nên biết
Để hạn chế những tác dụng không mong muốn cũng như phát huy tốt nhất tác dụng có lợi của bắp ngô, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên bổ sung ngô vào chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, viêm đại tràng, xơ gan, viêm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản vì ăn quá nhiều ngô có thể gây tổn thương cho đường tiêu hóa.
- Người già và trẻ nhỏ cũng nên hạn chế ăn ngô bởi chức năng tiêu hóa của người già đã suy yếu và trẻ nhỏ chưa hình thành đầy đủ nên việc ăn ngô có thể tạo áp lực cho dạ dày.
5. Món ngon từ bắp ngô
Từ xa xưa, ngô đã trở thành lương thực của nhiều quốc gia. Do đó, cách chế biến món ăn từ ngô cũng rất đa dạng như cà ri ngô, ngô luộc, sữa ngô,... Dưới đây là hai công thức chế biến món ăn từ ngô mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Cà ri ngô ngọt
Nguyên liệu:
- 1 cốc hạt ngô luộc, 1 củ hành tây lớn, 2 quả cà chua vừa
- 2 muỗng cà phê gừng tỏi, 1 muỗng cà phê bột rau mùi, 1 muỗng cà phê bột ớt đỏ, ½ muỗng cà phê bột nghệ, 1 thìa cà phê hạt thì là, 2 muỗng canh dầu cám gạo
- Muối, 1 muỗng cà phê hạt mù tạt
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Cà chua và hành tây rửa sạch. Sau đó, nấu chúng thành một hỗn hợp đặc sệt.
- Bước 2: Đun nóng dầu trên ngọn lửa vừa, cho hạt mù tạt và hạt thìa là vào xào cho đến khi chúng nở bung.
- Bước 3: Cho hỗn hợp - hành tây trên và gừng tỏi vào, nấu trong 10 phút.
- Bước 4: Thêm hạt ngô đã luộc và muối, bột gia vị vào để 5 phút cho ngấm đều các gia vị rồi tắt bếp.
Ngô là một kho chứa chất xơ để tăng cường sức khỏe đường ruột, cũng như giàu chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu và mệt mỏi. Hành tây cung cấp chất chống oxy hóa quercetin, giúp giảm nguy cơ ung thư. Cà chua cung cấp dồi dào vitamin B và C, cho kết cấu da phong phú. Tất cả tạo nên món ăn rất tốt cho sức khỏe.
5.2. Bánh mì nướng phô mai ngô
Nguyên liệu gồm có:
- 1 cốc hạt ngô
- 8 lát bánh mì
- ¼ cốc vụn mozzarella phô mai
- 2 muỗng cà phê bơ
- 3 củ cà rốt nhỏ, cắt nhuyễn
- Muối, theo khẩu vị
- 2 muỗng canh hạt bí ngô
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Đun sôi hạt ngô và miếng cà rốt trong chảo, với một ít muối, trên ngọn lửa vừa, cho đến khi chúng trở nên mềm.
- Bước 2: Nướng bánh mì trong lò, thoa một lượng bơ đều lên cả hai mặt, cho đến khi bánh chuyển sang màu vàng nâu giòn.
- Bước 3: Rắc phô mai mozzarella thái nhỏ lên tất cả các lát bánh mì nướng. Thêm bắp luộc và cà rốt lên trên, sau đó kẹp hai lát bánh mì lại với nhau.
- Bước 4: Rang khô một ít hạt bí ngô, phủ lên trên bánh mì nướng phô mai ngô và thưởng thức như một bữa ăn bổ dưỡng.
Chứa nhiều hàm lượng lutein, zeaxanthin, ngô giúp cải thiện sức khỏe mắt, cùng với cà rốt, cung cấp vitamin A. Hơn nữa, ngô cũng chứa nhiều calo, carbs, ít cholesterol, natri, chất béo chuyển hóa, do đó cung cấp năng lượng tức thì, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và bảo vệ các chức năng của tim.
Phô mai là một nguồn protein tuyệt vời, giúp tăng trưởng, phát triển và củng cố cơ bắp. Hạt bí ngô chứa nhiều kẽm, khoáng chất đồng, có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp và ung thư .
6. Mọi người thường hỏi về bắp ngô
Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi sử dụng ngô trong chế độ ăn của họ:
Bị bệnh gout có nên ăn bắp ngô không?
Theo các chuyên gia khuyến cáo, bắp ngô là thực phẩm mà người bệnh gout có thể sử dụng mà không lo tăng nồng độ acid uric hoặc tái phát cơn đau nhức. Do đó, bạn có thể thêm ngô vào chế độ ăn cho người bệnh gout.
Ăn ngô ngọt có tốt không?
Ngô ngọt là một trong những loài ngô thuộc họ Lúa, do đó nó mang đầy đủ tác dụng có lợi của ngô đối với cơ thể.
Ăn bao nhiêu ngô là đủ?
Đối với người khỏe mạnh, mỗi ngày ăn một nửa cốc ngô, tương đương với một bắp ngô hàng ngày là bình thường.
Đối với những người đang có bệnh hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa sau khi ăn ngô cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm này.
Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về tác dụng của bắp ngô đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đối với những trường hợp bệnh có nên sử dụng ngô trong chế độ ăn hay không, đặc biệt người bệnh gout.
Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan đến bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
source https://caogam.vn/bap-ngo
Nhận xét
Đăng nhận xét