Bánh mì là thực phẩm chính ở nhiều quốc gia và được tiêu thụ trên toàn thế giới trong nhiều thiên niên kỷ. mặc dù phổ biến rộng rãi, bánh mì thường được coi là không lành mạnh, có hại và gây béo phì. Điều này có thực sự đúng không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tác dụng của bánh mì
Tùy theo nguyên liệu mà một số loại bánh mì bổ dưỡng và thực sự tốt cho sức khỏe của người sử dụng. Ngoài sự tiện lợi, ngon và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, chúng ta cùng theo dõi những lợi ích sức khỏe của việc ăn bánh mì là gì!
1.1. Chứa nhiều chất xơ
Bánh mì làm từ bột mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, hạt hoặc quả hạch chứa nhiều chất xơ, kể cả những loại có bột nhào đã được thêm các chất xơ nhân tạo như gum guar, inulin và cám lúa mì.
Chất xơ giúp thúc đẩy nhu động ruột hoạt động đều đặn và hỗ trợ loại bỏ chất thải. Nó điều chỉnh lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp, thừa cân và rối loạn tiêu hóa.
1.2. Nó có tính chất prebiotic
Bánh mì giàu chất xơ có tác dụng prebiotic khuyến khích sự phát triển và hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong ruột.
Cung cấp các thực phẩm tốt cho hệ vi sinh đường ruột có lợi giúp bạn giảm cân và cải thiện tâm trạng cũng như giấc ngủ của bạn.
1.3. Cung cấp năng lượng lâu hơn
Ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu chứa carbohydrate phức tạp. Bánh mì có nguồn gốc từ một trong hai loại này tạo ra một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào và chuyển thành glucose ổn định vào máu.
2. Những điều bạn nên biết về cây bánh mì
Bánh mì tiếng anh là bread. Nó là thực phẩm được chế biến từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước và thường được nướng sau khi tạo khối bột.
Tùy thuộc vào nguyên liệu tạo nên nó mà tác dụng cũng như thành phần dinh dưỡng của chúng khác nhau.
>> Có thể bạn quan tâm: Bắp ngô - Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe
2.1. Hạt nguyên hạt nảy mầm
Bánh mì nảy mầm được làm từ ngũ cốc nguyên hạt bắt đầu nảy mầm sau khi tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm. Sự nảy mầm giúp làm tăng hàm lượng của một số chất dinh dưỡng.
Một số nghiên cứu cho thấy bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt nảy mầm làm tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa và làm giảm chất kháng dinh dưỡng hoặc các hợp chất liên kết với các khoáng chất như sắt và ngăn chặn sự hấp thụ của chúng.
Hơn nữa, quá trình này làm phá vỡ một số tinh bột trong thành phần của chúng và làm giảm hàm lượng carbohydrate.
Do đó, bánh mì làm từ ngũ cốc nảy mầm không làm tăng lượng đường trong máu nhiều như các loại ngũ cốc khác. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh tiểu đường.
Trong một lát bánh mì nguyên hạt nảy mầm (34 gam) có chứa 80 calo, 4 gam chất đạm; 0,5 gam chất béo; 15 gam carbohydrate và 3 gam chất xơ.
2.2. Bánh mì bột chua
Loại này được tạo ra thông qua một số quá trình lên men dựa vào nấm men và vi khuẩn tự nhiên để tại thành bánh mì.
Quá trình lên men giúp giảm số lượng phytat (acid phytic) liên kết với một số khoáng chất và làm giảm khả năng hấp thụ của chúng. Loại này dễ tiêu hóa hơn so với các loại bánh mì khác có thể do đặc tính probiotics được tạo ra trong quá trình lên men.
Bột chua có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau và chúng đều cung cấp những lợi ích liên quan đến quá trình lên men. Trong đó, bột chua có thể được làm từ lúa mì nguyên cám có nhiều chất xơ, sắt và các chất dinh dưỡng khác.
Một lát bánh mì bột chua nguyên cám cung cấp 120 calo, 4 gam chất đạm, 20 gam carbohydrate và 3 gam chất xơ.
2.3. Bánh mì làm từ 100% lúa mì nguyên cám
Ngũ cốc nguyên hạt là nguyên liệu được giữ nguyên vẹn toàn bộ hạt, bao gồm mầm, nội nhũ và cám. Cám và mầm có chứa protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi khác cao hơn so với bánh mì làm từ bột mì thông dụng.
Một lát bánh mì nguyên cám (46 gam) chứa 110 calo, 4 gam chất đạm; 0,5 gam chất béo; 23 gam carbohydrate và 4 gam chất xơ.
2.4. Bánh mì yến mạch
Loại này thường là được tạo thành từ sự kết hợp của yến mạch, bột mì nguyên cám, men, nước và muối. Bên cạnh đó, yến mạch có giá trị dinh dưỡng cao nên có thể là một lựa chọn tốt cho người tiêu dùng.
Hơn nữa, nó có chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi bao gồm magie, vitamin B1, sắt và kẽm. Các chất này giúp giảm mức cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu và hạ huyết áp.
Tuy nhiên, một số loại bánh mì yến mạch chỉ có một lượng nhỏ yến mạch và chủ yếu được làm từ bột tinh chế, đường và bơ. Để tìm một loại bánh mì yến mạch thực sự bổ dưỡng thì cần hai nguyên liệu chính gồm yến mạch và bột mì nguyên cám.
Một lát bánh mì yến mạch nguyên cám (48 gam) chứa 130 calo; 6 gam chất đạm; 1,5 gam chất béo; 23 gam carbohydrate và 4 gam chất xơ.
2.5. Bánh mì hạt lanh
Loại này được làm chủ yếu từ bột ngũ cốc nguyên hạt và hạt lanh. Đây là một trong những loại bánh lành mạnh nhất mà bạn nên thử một lần.
Điều này là do hạt lanh có giá trị dinh dưỡng cao và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhờ hàm lượng cao acid alpha-linolenic và acid omega-3.
Hơn nữa, trong hạt lanh có chứa các hợp chất gọi là lignans có thể hoạt động như chất chống oxy hóa trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.
Một lát bánh mì hạt lanh nguyên hạt (34 gam) chứa 80 calo; 5 gam chất đạm; 1 gam chất béo; 24 gam carbohydrate và 4 gam chất xơ.
2.6. Bánh mì lúa mạch đen
Lúa mạch đen có đặc điểm gần giống với lúa mì nhưng thường sẫm màu hơn. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học cho biết nó thường dẫn đến no lâu và ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn bánh mì làm từ lúa mì.
Một lát bánh mì lúa mạch (28 gam) chứa 60 calo; 4 gam chất đạm, 1 gam chất béo, 12 gam carbohydrate và 3 gam chất xơ.
2.7. Bánh mì không chứa gluten tốt cho sức khỏe
Bánh mì không chứa gluten được làm từ những nguyên liệu đã được loại bỏ hạt glutenous và chúng rất an toàn cho những người không hấp thu gluten, chẳng hạn như người bị bệnh celiac hoặc nhạy cảm với gluten.
Như vậy, bánh mì không chứa gluten tốt cho sức khỏe không? Nhiều người thường lầm tưởng rằng bánh mì không chứa gluten tốt cho sức khỏe hơn bánh mì có chứa gluten.
Tuy nhiên, các loại không chứa gluten được làm từ bột mì thông dụng, đường và các chất không phụ gia khác. Ngoài ra, chúng còn được tạo thành từ các nguyên liệu như gạo lứt, hạnh nhân, dừa, bột sắn, khoai tây và bột ngô.
Một lát bánh mì không gluten (36 gam) chứa 90 calo; 3 gam chất đạm; 5 gam chất béo; 6 gam carbohydrate và 5 gam chất xơ.
3. Tác dụng không mong muốn của bánh mì
Bên cạnh sự tiện lợi và tiết kiệm chi phí cùng các tác dụng khác đối với cơ thể, bánh mì cũng có thể gây ra các tác dụng bất lợi đối với sức khỏe như làm giảm hấp thu các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Hầu hết các loại ngũ cốc thường chứa các chất kháng dinh dưỡng, làm hạn chế sự hấp thu các chất khoáng cho cơ thể như sắt, kẽm, magie và canxi.
Mặc dù bánh mì nguyên hạt có thành phần dinh dưỡng phong phú hơn các loại làm từ bột mì thông dụng nhưng nó cũng chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng hơn.
Để hạn chế tác dụng này, bạn có thể ngâm hoặc làm nảy mầm các loại hạt trước khi chế biến để làm giảm hàm lượng chất kháng dinh dưỡng và tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
4. Một số chú ý khi dùng bánh mì mà bạn nên biết
Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Chọn bánh mì thành phần nguyên liệu là ngũ cốc nguyên hạt được liệt kê đầu tiên như lúa mì đen nguyên hạt, lúa mì trắng nguyên hạt hoặc yến mạch nguyên hạt.
- Thành phần có chứa 3 - 5 gam chất xơ và 3 - 6 gam protein mỗi lát.
- Không nên chứa các chất tạo vị ngọt và dầu thực vật.
Một lựa chọn tốt nhất cho bạn đó là chọn một công thức làm bánh và tự chế biến. Khi đó, bạn có thể kiểm soát được các thành phần thêm vào.
5. Món ngon từ bánh mì
Bánh mì là thực phẩm được tiêu thụ phổ biến hàng ngày, do đó, nó cũng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Cùng tìm hiểu hai công thức chế biến bánh mì đơn giản dưới đây.
5.1. Bánh mì bơ tỏi
Nguyên liệu gồm có:
- Bánh mì dài: 200 gam
- Bơ lạt: 50 gam
- Tỏi băm: 30 gam
- Ngò: 20 gam
- Muối, tiêu, bột phô mai 100 gam và cỏ xạ hương 10 gam.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Tỏi bóc vỏ và băm nhỏ. Ngò rửa sạch và cắt nhỏ.
- Bước 2: Đun chảy bơ bằng cách đem chưng cách thủy hoặc làm mềm ở nhiệt độ phòng. Sau đó, cho bơ lạt vào tô, thêm tỏi băm, ngò, cỏ xạ hương, muối và tiêu trộn đều hỗn hợp.
- Bước 3: Bật lò nướng trước 15 phút để lò ổn định nhiệt độ.
- Bước 4: Cắt bánh mì thành nhiều khúc và phết hỗn hợp bơ tỏi vừa trộn lên trên. Xếp bánh vào khay và thêm một ít phô mai lên rồi đem nướng 15 phút ở 160 độ C là được.
5.2. Bánh mì hấp thịt heo mỡ hành
Đây chắc hẳn là món khoái khẩu của nhiều người Việt được chế biến từ bánh mì với nguyên liệu cơ bản như sau:
- Bánh mì: 200 gam
- Thịt heo băm nhỏ: 100 gam
- Hành lá, dầu ăn, gia vị.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Bánh mì xếp thành khoanh và phết một lớp nước lên cho mềm. Cho bánh vào xửng hấp khoảng 3 phút cho mềm là được.
- Bước 2: Phi thơm hành lá với dầu ăn. Sau đó cho thịt heo băm nhỏ vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 3: Cho thịt heo đã chế biến lên bánh mì là được.
Chúc bạn thành công với hai món ăn từ bánh mì!
6. Mọi người thường hỏi về bánh mì
Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn bánh mì:
Bị bệnh gout có nên ăn bánh mì không?
Bệnh gout được hình thành do chuyển hóa trong cơ thể như tăng acid uric máu. Do đó chế độ ăn của người bệnh gout cần kiêng các món ăn chứa nhiều đạm và cholesterol. Trong khi đó, bánh mì là thực phẩm không chứa nhiều đạm và cholesterol nên người bệnh gout hoàn toàn có thể ăn được bánh mì.
Tuy nhiên, đối với những người bệnh gout có kèm theo các biến chứng như rối loạn đường huyết thì nên hạn chế ăn bánh mì vì nó có chứa hàm lượng tinh bột cao gây tăng đường huyết nhanh chóng.
Ăn bánh mì mốc thì có sao không?
Bánh mì bị nấm mốc có thể gây ra độc tố nguy hiểm cho cơ thể. Đối với bánh mì mốc, bạn chỉ quan sát được phần nấm mốc bên ngoài của bánh mì mà không biết đây chỉ là phần đỉnh mốc và phần thân mốc có thể phát triển ra cắm sâu xuống phần ruột bên trong.
Do đó, bạn không nên ăn những chiếc bánh đã xuất hiện một phần dấu hiệu nấm mốc.
Ăn bánh mì buổi sáng có tốt không?
Bánh mì trở thành bữa ăn sáng của nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này cũng có liên quan đến lợi ích của nó, chẳng hạn như nó có chứa vitamin B, carbohydrate giúp tạo ra năng lượng và hàm lượng sắt giúp não bộ con người hoạt động hiệu quả cho ngày mới bắt đầu.
Ăn bánh mì có tăng cân không?
Theo các nhà khoa học cho biết thành phần tinh bột trong bánh mì có thể giảm cảm giác đói bụng, tăng cường quá trình trao đổi chất, đồng thời một số loại bánh mì cũng chứa ít chất béo nên nó phù hợp với những người đang thực hiện chế độ giảm cân.
Ăn bánh mì chấm sữa có béo không?
Bánh mì chấm sữa là món ăn ưa chuộng của nhiều người, tuy nhiên nếu ăn quá thường xuyên nó có thể trở thành một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng béo phì cho bạn.
Điều này là do lượng calo từ bánh mì và sữa cung cấp cho cơ thể, cụ thể một ổ bánh mì nhỏ chấm sữa sẽ cung cấp khoảng 500 calo cho cơ thể, tương đương với ¼ lượng calo cho một ngày của người bình thường.
Do đó, bạn không nên ăn bánh mì chấm sữa quá thường xuyên mà chỉ nên bổ sung 2 lần/tuần vào chế độ ăn hàng ngày.
Ăn bánh mì pate có béo không?
Mặc dù pate chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như khoáng chất và vitamin, tuy nhiên nó cũng chứa nhiều chất béo và cholesterol cao nên không phù hợp với những người có tiền sử bệnh tim mạch.
Ăn bánh mì buổi tối có béo không?
Bánh mì là thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate và hàm lượng calo không nhiều, tuy nhiên chúng chỉ được chuyển hóa sau khi cơ thể vận động. Do đó, bạn không nên ăn bánh mì vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ.
Tại thời điểm này, cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi, cơ thể ít vận động và năng lượng dư thừa sẽ nhanh chóng tích tụ thành các chất béo khiến cơ thể dễ tăng cân hơn.
Trên đây là những thông tin về bánh mì mà bạn có thể tham khảo. Mặc dù nó là món ăn ngon và tiện lợi những bạn cũng nên chú ý khi bổ sung nó vào chế độ ăn của mình, đặc biệt người bệnh gout có kèm theo biến chứng tiểu đường.
Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh gout của mình, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
source https://caogam.vn/banh-mi
Nhận xét
Đăng nhận xét