1. 10 Tác dụng của quả hồng với sức khỏe
Quả hồng là loại trái cây kỳ lạ mang lại hương vị, đồng thời nó cũng là một nguồn tuyệt vời của các vitamin, khoáng chất và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của quả hồng mà bạn có thể tham khảo:
1.1. Cải thiện các triệu chứng viêm khớp và bệnh gút
Bệnh gout có ăn được quả hồng không? Quả hồng có tốt cho người bệnh viêm khớp không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh khi sử dụng quả hồng.
Quả hồng là một nguồn tuyệt vời vitamin C (chiếm 20% lượng khuyến nghị hàng ngày) giúp bảo vệ tế bào ung thư khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra và chống lại chứng viêm của cơ thể. Vitamin C cũng làm giảm tác hại của các gốc tự do bằng cách trung hòa và ngăn chúng gây hại thêm.
Ngoài ra, loại quả này chứa carotenoid, flavonoid và vitamin E, tất cả là những chất chống oxy hóa mạnh chống lại chứng viêm trong cơ thể.
Do đó, bạn có thể bổ sung loại quả này vào chế độ ăn cho người bệnh gout và người bệnh viêm khớp.
1.2. Lợi ích của quả hồng giúp xương chắc khỏe
Không chỉ có tác dụng chống viêm, quả hồng cũng có tác dụng chữa nhiều bệnh. Nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu tiềm năng của chúng đối với sức khỏe của xương, các polysaccharide trong quả có tác dụng ức chế biểu hiện di truyền tế bào hủy xương, tế bào chịu trách nhiệm hủy xương.
Tuy nhiên tác dụng này có thể có trong việc ngăn ngừa loãng xương sau mãn kinh cũng như viêm nha chu và viêm khớp dạng thấp.
1.3. Chống lão hóa
Loại quả này rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, beta-carotene, lutein, lycopene và cryptoxanthin .
Các vitamin này có chức năng như chất chống oxy hóa trong cơ thể để giảm stress oxy hóa, do đó có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa sớm, như nếp nhăn, đốm đồi mồi, mệt mỏi và các dấu hiệu khác.
1.4. Cải thiện hoạt động trao đổi chất
Quả hồng có chứa các nguyên tố của phức hợp vitamin B như pyridoxine, acid folic và thiamin, tất cả đều là những phần thiết yếu của các quá trình enzyme và chức năng trao đổi chất khác nhau trong cơ thể.
Vitamin nhóm B, kết hợp với tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, đảm bảo rằng hệ thống của cơ thể bạn hoạt động hiệu quả và hiệu quả.
1.5. Hỗ trợ tiêu hóa
Giống như hầu hết các loại trái cây, quả hồng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa gần 20% nhu cầu hàng ngày trong một khẩu phần ăn.
Chất xơ giúp cơ thể xử lý thức ăn một cách hiệu quả hơn bằng cách bổ sung lượng lớn vào phân, kích thích chuyển động nhu động để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa, tăng tiết dịch vị và dịch tiêu hóa, giảm các triệu chứng táo bón và tiêu chảy.
Nhìn chung, một loại trái cây giàu chất xơ như trái hồng có thể là một động lực lớn cho hệ tiêu hóa của bạn và có thể bảo vệ bạn khỏi ung thư đại trực tràng và các bệnh tương tự khác.
Nó cũng có thể giúp mọi người giảm cân bằng cách bảo vệ họ chống lại sự hấp thu lipid, có thể gây béo phì.
1.6. Các tác dụng khác của quả hồng
Ngoài các tác dụng trên, quả hồng cũng mang lại một số tác dụng khác của quả hồng như:
- Tăng cường sức khỏe não bộ
- Đặc tính chống ung thư
- Điều hòa lưu thông máu
- Hỗ trợ giảm cân
- Tăng cường miễn dịch
- Cung cấp nhiều năng lượng
2. Những sự thật có thể bạn chưa biết về quả hồng
Quả hồng là loại trái cây quen thuộc của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã hiểu về loại quả này chưa, cùng tìm hiểu nhé.
2.1. Quả hồng là gì?
Quả hồng tiếng anh là persimmon. Về mặt thực vật, quả hồng thuộc họ Ebenaceae , trong chi: Diospyros . Loại trái cây mỏng manh này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ Trung Quốc, nó lan sang bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Trong mỗi mùa, cây hồng có nhiều quả khác nhau tùy theo giống cây trồng từ hình cầu đến hình trái tim đến hình dẹt hoặc hình quả bí. Chúng cũng có nhiều kích thước khác nhau, màu sắc của quả từ vàng cam nhạt đến đỏ cam đậm. Toàn bộ quả có thể ăn được ngoại trừ hạt và đài hoa.
2.2. Quả hồng có mấy loại?
Quả hồng được phân loại thành hai loại chung: hồng mòng (hoặc hồng ngâm, quả hồng mềm) và hồng giòn.
Hồng mòng có hàm lượng tannin cao và phải được để chín hoàn toàn trên cây cho đến khi nó đạt được độ đặc mềm như thạch. Trái lại, hồng giòn chứa ít tannin hơn và có thể ăn được khi nó giòn như táo. Tanin có thể được loại bỏ bằng cách xử lý trái cây với carbon dioxide hoặc rượu.
So với quả hồng Trung Quốc trái to, tròn đều hoặc to dẹt hởi vuông và có khía thì quả hồng Việt Nam có hình thuôn và không có rãnh.
>> Có thể bạn quan tâm: 13 Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của quả mít mà bạn cần biết
2.3. Thành phần dinh dưỡng của quả hồng
Theo các tài liệu cho biết, quả hồng rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E và vitamin B (đặc biệt là vitamin B6), cũng như chất xơ, mangan, đồng, magie, kali và phốt pho.
Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của quả hồng trong 100 gam bao gồm:
- Nước: 64,4 gam
- Chất đạm: 0,8 gam
- Chất béo: 0,4 gam
- Carbohydrate: 33,5 gam
- Khoáng chất: canxi 27mg; sắt 2,5mg; phospho 26mg; kali 310mg; natri 1 mg;
- Các vitamin: vitamin C 22mg, vitamin A, vitamin B,...
Quả hồng chứa bao nhiêu calo? Trong một khẩu phần ăn, loại quả này có chứa tới 118 kcal cần thiết cho cơ thể.
3. Những món ăn từ quả hồng mà bạn không nên bỏ qua
Có nhiều cách khác nhau để sử dụng quả hồng dựa trên từng giống khác nhau. Quả hồng chín có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như phơi nắng hoặc sấy để tạo quả hồng khô, kết hợp quả hồng tươi với phô mai làm thành mứt,...
Dưới đây là một số cách chế biến món ăn từ quả hồng với hương vị thơm ngon và đậm vị.
3.1. Mứt quả hồng
Mứt hồng có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản để làm khô quả hồng với các thực hiện như sau:
- Bước 1: Chọn quả hồng có da mịn, không có đốm đen, bầm dập và đem rửa sạch.
- Bước 2: Gọt vỏ nhẹ nhàng, tránh làm hồng bầm dập về giữ hình dáng cho quả hồng.
- Bước 3: Buộc dây và khử trùng bề mặt trái hồng bằng cách dùng chỉ buộc vào từng cuống hồng riêng rẽ.
- Bước 4: Đun sôi nồi nước có pha rượu trắng. Sau đó, thẻ hồng vào ngâm khoảng 2 - 3 phút để khử trùng và để hồng không bị hỏng khi đem phơi bên ngoài.
- Bước 5: Treo hồng dưới ánh nắng, có gió, phơi trong khoảng thời gian 3 - 5 tuần. Nếu thời tiết ẩm, bạn có thể dùng lò sấy để tránh mốc và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
- Bước 6: Khi quả hồng bắt đầu khô thì đeo bao tay vào để xoa bóp nhẹ nhàng để ruột hồng tiết các chất ngọt phân bố đều ra cả quả. Chú ý nên làm nhẹ tay vì ruột hồng rất mềm có thể bị bục và dễ bị nấm mốc.
- Bước 7: Khi quả hồng chuyển sang màu nâu đậm có bọc phấn là được. Sau đó, mứt hồng khô được bảo quản trong hũ kín dùng dần.
3.2. Salad quả hồng
Cách làm salad quả hồng như sau:
- Bước 1: Rửa sạch hồng, gọt vỏ, ngâm quả hồng với nước muối. Táo xanh, dưa chuột bao tử rửa sạch và gọt vỏ. Ngô ngọt tách hạt, đem luộc qua một lần rồi để ráo. Rau xà lách và bắp cải tím rửa sạch và thái nhỏ.
- Bước 2: Trước khi trộn salad thì thái hạt lựu hồng, táo xanh và dưa chuột.
- Bước 3: Chuẩn bị một bát tô to, cho hồng, táo, dưa chuột, ngô ngọt, các loại rau vào trộn đều, thêm một chút muối, sốt mayonaise vào là có thể thưởng thức được rồi.
Bạn có thể tham khảo hai công thức trên để chế biến những món ăn ngon từ quả hồng.
4. Một số lưu ý dùng quả hồng lợi cho sức khỏe
Ăn quả hồng có nóng không? Bà bầu có ăn được quả hồng không? Quả hồng kiêng ăn với gì?... Đây chắc hẳn là những câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc khi ăn quả hồng. Vì vậy, bạn hãy lưu lại những chú ý dưới đây để có thể sử dụng quả hồng đúng cách nhé!
- Không nên ăn hồng lúc đói bởi nó chứa hàm lượng lớn tanin có thể tạo kết tủa trong dạ dày. Chỉ nên ăn hồng lúc bụng no hoặc sau khi ăn khoảng 1 giờ.
- Hạn chế tối đa cho người cao tuổi và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn vì thực phẩm nếu không được nhai kỹ có thể đông vón thành bã thức ăn và gây tắc ruột. Do đó, những đối tượng này chỉ nên ăn loại hồng đỏ (quả hồng mọng) sẽ tốt hơn.
- Những người mắc hoặc có tiền sử bệnh liên quan đến dạ dày không nên ăn quả hồng do nó có thể khiến họ cảm thấy đầy bụng và khó tiêu.
- Không dùng cho người bệnh thiếu máu hoặc sử dụng thuốc có chứa sắt do chất tanin trong loại quả này kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở hấp thụ sắt trong thức ăn.
- Người bệnh tiểu đường cũng không nên ăn trái cây này vì trái hồng chứa 10,8% đường (disaccharide đơn giản, glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu và gây tăng lượng đường trong máu.
- Không nên ăn hồng với thực phẩm có nhiều chất đạm khiến việc tiêu hóa chậm hơn, dễ tạo đông vón thực phẩm.
Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn và quả hồng cũng như tác dụng và lưu ý khi ăn quả hồng, đặc biệt người bệnh gout. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn.
Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc về bệnh gout hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
source https://caogam.vn/qua-hong
Nhận xét
Đăng nhận xét