Mối nguy hại khi ăn thịt chó mà bạn nên biết

Thịt chó có tác dụng gì? Ăn thịt chó có tốt không? Ăn nhiều thịt chó có tốt không? Người bệnh gout có ăn được thịt chó không?... Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của thịt chó đối với sức khỏe
Tác dụng của thịt chó đối với sức khỏe

1. Tác dụng của thịt chó

Với thành phần dinh dưỡng phong phú trong thịt chó, nó được xem là một món ăn có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của thịt chó:

  • Theo Đông Y, thịt chó có vị mặn và tính ấm, do đó, nó có tác dụng bổ tỳ, vị, bổ can thận và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thịt chó làm mạnh gân cốt, sinh cơ, hoạt huyết và trừ phong.
  • Từ xa xưa, ông cha ta đã đùng thịt chó để điều trị chứng đau nhức xương khớp, đau đầu hay đau bụng, ăn uống khó tiêu, ậm ạch hay nôn mửa và bổ dương.
  • Chữa quy sinh lực, liệt dương, di tinh: Thịt chó có tác dụng tư âm bổ thận, chữa hoa mắt chóng mặt, bồi dưỡng cho toàn thân suy nhược, dưỡng huyết khi thị lực giảm, yếu sinh lý, xuất tinh sớm.
  • Nó cũng rất tốt cho những người thường xuyên bị lạnh chân tay, ít chịu lạnh, hắt hơi, sổ mũi, ho hen do lạnh, liệt dương do dương hư hoặc tỳ thận lưỡng hư.

Ngoài thịt chó, các bộ phận khác trên cơ thể của chó cũng mang lợi những tác dụng không nhỏ:

  • Xương chó có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khử phong thấp, cường gân cốt, hoạt huyết sinh cơ. Trong xương còn chứa nhiều chất khoáng như canxi, photpho và carbonat rất tốt cho người thể trạng gầy gò, suy nhược, ăn ngủ kém, chân tay lạnh, chống vàng da và thông kinh hoạt lạc.
  • Xương chó nấu cùng xương bò, xương trâu, xương khỉ, xương rắn và xương sơn dương để nấu thành cao ngũ cốt. Cao này rất tốt để chữa bệnh thận dương hư và bồi bổ sức khỏe.
  • Dương vật và tinh hoàn chó có vị mặn, tính nóng, có tác dụng ích tinh, tráng dương và tăng cường sinh lực, đau lưng mỏi gối,...
  • Sỏi dạ dày chó (cẩu bảo): có vị ngọt mặn, tính bình có tác dụng giải độc, khai uất, cầm nôn.
  • Óc chó có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ dưỡng, an thần, chữa thần kinh suy nhược, hay quên và mất ngủ.
  • Mỡ chó có vị ngọt, tính mát, trơn nhày, có tác dụng làm se và chống loét.

>> Có thể bạn quan tâm: Nội tạng động vật ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

2. Những điều bạn nên biết về thịt chó

Thịt chó là món ăn quen thuộc của nhiều người, bao gồm cả Việt Nam. Để hiểu biết rõ hơn về thực phẩm này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.  

2.1. Thịt chó là gì?

Hình ảnh thịt chó
Hình ảnh thịt chó

Thịt chó là phần thịt và các bộ phận ăn được khác của chó. Trong lịch sử, việc con người ăn thịt chó đã được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới. Trong thế kỷ 21, thịt chó đã được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Nigeria, Thụy Sĩ,...

Một số nền văn hóa xem việc tiêu thụ thịt chó là một phần của ẩm thực truyền thống, nghi lễ những các nền văn hóa khác coi việc tiêu thụ thịt chó là một điều cấm kỵ ngay cả khi nó đã từng được tiêu thụ tại quốc gia đó.

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong thịt chó

Món ăn từ thịt chó có chứa nhiều chất dinh dưỡng
Món ăn từ thịt chó có chứa nhiều chất dinh dưỡng

Thịt chó chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất,... Cụ thể, thành phần trong 100 gam thịt chó bao gồm:

  • Năng lượng: 1,096 kJ (262 kcal)
  • Carbohydrate: 0,1 gam
  • Chất béo: 20,2 gam
  • Protein (chất đạm): 19 gam
  • Nước: 60,1 mg
  • Cholesterol: 44,4 mg
  • Vitamin: Vitamin A 3,6 mcg; vitamin B1 0,12 mg; vitamin B2 0,18 mg; vitamin B3 1,9 mg và vitamin C 3mg.
  • Các khoáng chất: canxi 8 mg; sắt 2,8 mg; photpho 168 mg; kali 270 mg và natri 72 mg.

3. Tác hại của thịt chó

Mặc dù thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy nhưng thịt chó có thể đem lại nhiều tác hại đối với sức khỏe, chẳng hạn  như:

3.1. Bệnh dại

Bệnh dại do ăn thịt chó chứa virus dại
Bệnh dại do ăn thịt chó chứa virus dại

Đây là căn bệnh được lây truyền từ chó sang người. Mặc dù virus dại sẽ chết ở nhiệt độ cao và được nấu chín hoàn toàn. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển hay giết mổ, virus dại có thể bám quần áo, dụng cụ,... gây nên hiện tượng nhiễm chéo.

Nếu tình trạng trên xảy ra thì khả năng mắc bệnh dại rất lớn. Đặc biệt, nhiều người có thói quen ăn tiết canh chó, do đó, tình trạng này có thể diễn ra nguy hiểm hơn vì đây là thực phẩm sống.

Đối với chó được tiêm vaccine cũng gây nguy hiểm cho người ăn bởi hàm lượng vaccine dại trong thịt chó rất cao và gây tê liệt hệ thần kinh trung ương

3.2. Nhiễm ký sinh trùng

Trong cơ thể chó có chứa nhiều loại sán, giun và ấu trùng có thể gây bệnh cho con người. 

Nếu nhiễm sán ở mắt có thể gây mù. ở não sẽ gây điên khùng, ở gan, lách, phổi,... ấu trùng tạo thành u nang, gây suy yếu các bộ phận trên và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong.    

3.3. Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu khi ăn thịt chó
Rối loạn đông máu khi ăn thịt chó

Hiện tượng này xảy ra đối với những người ăn thịt chó bị đánh bả do lượng thuốc độc tồn dư trong miệng chó sẽ gây độc cho người ăn thịt chó.

Chất chống đông trong thịt chó là nguyên nhân gây nên bệnh máu khó đông. Trong trường hợp nặng, nếu không cầm được máu, người bệnh có thể dẫn đến tử vong.

3.4. Nguy cơ suy gan và thận

Thịt chó rất giàu đạm nhưng lại có tình nhiệt nên khi ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu, chướng bụng. Tình trạng này kéo dài, gan và thận phải làm việc quá sức và không đáp ứng được quá trình chuyển hóa các chất nên dễ mắc các bệnh về gan như xơ gan, suy thận hoặc gout.                                                                     

4. Một số chú ý khi dùng thịt chó mà bạn nên biết

Để ngăn ngừa những tác dụng phụ của thịt chó, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

4.1. Ai không nên ăn thịt chó?

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn thịt chó
Người bệnh cao huyết áp không nên ăn thịt chó

Dưới đây là những người không nên ăn thịt chó để hạn chế nguy hiểm đến sức khỏe:

  • Người tăng huyết áp
  • Người bệnh gout
  • Người bị bệnh mạch máu não
  • Người bị xơ gan và suy thận
  • Người tiêu hóa kém
  • Người bị mụn nhọt, lở loét
  • Người bị ung thư
  • Người thể trạng yếu
  • Trẻ em
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

4.2. Ăn thịt chó kiêng gì?

Uống nước chè sau khi ăn thịt chó dễ gây đầy hơi
Uống nước chè sau khi ăn thịt chó dễ gây đầy hơi

Ăn thịt chó không nên uống gì? Thịt chó kỵ rau gì? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu lý do vì sao những thực phẩm dưới đây không nên ăn cùng thịt chó nhé.

  • Hải sản: Dẫn đến nguy cơ gây bệnh tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm.
  • Cá chép: Do cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt, khi kết hợp dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.
  • Tỏi: Cả tỏi  và thịt chó đều có tính nóng, khi kết hợp sẽ sinh nhiệt trong cơ thể.
  • Rau sống: Khi ăn thịt chó với rau sống, đặc biệt rau sống thủy sinh có chứa nhiều sán thì nguy cơ nhiễm sán càng nhiều.
  • Thịt dê: cũng như tỏi, thịt dê có tính cam ôn, khi ăn cùng thịt chó sẽ gây ra chứng tích thực, tích nhiệt và dẫn đến khó tiêu, thậm chí là mắc chứng tả lỵ.
  • Nước chè: Theo Đông y, nước chè có vị đắng, tính mát chứa nhiều tanin và cafein còn thịt chó có tính ấm nóng sẽ gây khó tiêu hóa, tạo cảm giác ậm ạch và đầy hơi.

4.3. Thịt chó nên ăn với gì?

Thịt chó có thể gây đầy hơi, nhiễm vi khuẩn,... nhưng khi kết hợp với những thực phẩm sau có thể làm giảm nguy cơ gây nên những triệu chứng trên như:

  • Riềng và sả giúp cho thịt dễ tiêu hóa, tránh đầy hơi, tăng tác dụng tráng dương và diệt vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa.
  • Lá mơ ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa.

4.4. Ăn thịt chó đúng cách

Ăn thịt chó đúng cách
Ăn thịt chó đúng cách

Để có những món ăn ngon từ thịt chó, bạn cần lưu ý khi mua thịt chó. Khi mua, bạn cần quan sát để lựa chọn những miếng thịt chắc, da bóng bẩy, không có vết thương và màu lạ.

Đồng thời nên chọn những miếng thịt có độ đàn hồi tốt, các thớ thịt chắc chắn và có một chút mỡ để khi ăn sẽ không bị ngán.

5. Mọi người thường hỏi về thịt chó

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ăn thịt chó:

Bệnh gout có ăn được thịt chó không?

Câu trả lời là không bởi những lý do sau đây:

Thịt chó có hàm lượng purin cao

Purin là chất đại kỵ với bệnh gout bởi trong cơ thể nó được chuyển hóa thành acid uric và ở nồng độ cao sẽ gây lắng đọng ở các khớp và làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh gout.

Trong khi đó, thịt chó có chứa hàm lượng chất đạm cao dẫn đến hàm lượng lớn purin trong thịt chó. Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh nếu thường xuyên ăn thịt chó khiến bệnh trở nên nặng hơn và xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Ăn thịt chó thường kèm với rượu bia

Thịt chó kết hợp với rượu bia làm tăng triệu chứng bệnh gout
Thịt chó kết hợp với rượu bia làm tăng triệu chứng bệnh gout

Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gout bởi khi uống nhiều rượu bia, cơ thể không thể đào thải được acid uric ra khỏi cơ thể.

Đồng thời, rượu cũng làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh gout và ảnh hưởng xấu đến quá trình chuyển hóa của gan và thận.

Như vậy, tuyệt đối không bổ sung thịt chó trong chế độ ăn của người bệnh gout để tránh tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Bài nên xem

Ăn thịt chó nóng hay mát?

Theo thông tin từ sách “Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam” của cố Giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết thịt chó có tính nóng nhưng không độc.

Do đó, bạn cũng nên hạn chế ăn thịt, đặc biệt người có cơ địa hay bị nóng, táo bón, khó ngủ, huyết áp cao, mẩn ngứa, mụn nhọt, người mắc bệnh sốt nhiễm khuẩn và các trường hợp âm hư hỏa vượng.

Nếu bạn có thói quen ăn thịt chó thì nên ăn vào những ngày lạnh hoặc mát thì sẽ thấy ấm và ngon hơn.

Ăn thịt chó nhiều có tốt không?

Không nên ăn quá nhiều thịt chó
Không nên ăn quá nhiều thịt chó

Thịt chó rất giàu chất dinh dưỡng như chất đạm nhưng lại có tính nhiệt. Nếu ăn với lượng vừa phải, cơ thể có thể hấp thu lượng chất dinh dưỡng và mang lại những tác dụng có lợi cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt chó sẽ gây khó tiêu, chướng bụng, khiến gan làm việc không đáp ứng được nên dẫn đến các bệnh như xơ gan hay suy thận.

Chắc hẳn đọc đến đây, bạn đã lên có kế hoạch cho chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình rồi đúng không? Mặc dù thịt chó có nhiều chất dinh dưỡng và mang lại lợi ích cho cơ thể nhưng khi ăn thịt chó bạn nên cân nhắc đến những tác dụng phụ mà nó gây ra, đặc biệt người bệnh gout.

Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc gì về bệnh gout và những vấn đề liên quan, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768.299.399

#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN



source https://caogam.vn/thit-cho

Nhận xét