Ăn thịt đỏ có hại cho sức khỏe của bạn không?

Thịt đỏ là gì? Nó có thực sự tồi tệ đối với sức khỏe của chúng ta như một số người từng nói? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng Cao gắm giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.

Công dụng của thịt đỏ đối với cơ thể
Công dụng của thịt đỏ đối với cơ thể

1. Tác dụng của thịt đỏ 

Thịt đỏ từ lâu đã được coi là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Nó có tác dụng như thế nào đối với cơ thể? Hãy cùng Cao Gắm tìm hiểu nhé!

1.1. Tăng lượng protein trong cơ thể

Thịt đỏ giúp tăng lượng protein trong cơ thể
Thịt đỏ giúp tăng lượng protein trong cơ thể

Protein (chất đạm) rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển, cả ở trẻ và người lớn. Nếu cơ thể không cung cấp đủ protein trong chế độ ăn uống, cơ bắp sẽ bắt đầu bị teo đi và xuất hiện các triệu chứng như yếu cơ, chóng mặt.

Các loại thịt đỏ chứa nhiều protein giúp cơ thể duy trì và phát triển cơ bắp khỏe mạnh, là điều rất cần thiết cho một lối sống năng động.

1.2. Nguồn sắt tuyệt vời

Sắt là một phần quan trọng của chế độ ăn uống khoa học. Nó giúp hình thành hemoglobin, là một phần của máu vận chuyển oxy xung quanh cơ thể đến các mô như tim và não.

Những người không tiêu thụ sắt có nguy cơ xảy ra các vấn đề về tuần hoàn và thiếu máu. May mắn thay, thật dễ dàng để bổ sung nhiều chất sắt trong chế độ ăn uống của bạn nếu bạn ăn thịt đỏ.

Thịt đỏ chứa nhiều chất sắt hơn trong mỗi khẩu phần ăn so với các loại hạt, rau xanh và các loại thịt như thịt gia cầm hoặc cá.

1.3. Nguồn vitamin B dồi dào

Thịt đỏ chứa lượng vitamin B12 dồi dào
Thịt đỏ chứa lượng vitamin B12 dồi dào

Vitamin B rất quan trọng đối với chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng thật không may, nhiều người đã không thể bổ sung đầy đủ những chất này mỗi ngày.

Các loại thịt đỏ rất giàu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 mà những người ăn chay và thuần chay thường bổ sung trong chế độ ăn uống của họ.

Chất dinh dưỡng này đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe và khi thiếu các chất này có thể dẫn đến nhiều biến chứng về sức khỏe, từ bệnh tim đến ung thư.

Ngoài vitamin B12, thịt đỏ cũng chứa các vitamin B thiết yếu khác, bao gồm:

  • Vitamin B6
  • Thiamine (vitamin B1)
  • Folate (Vitamin B9)
  • Riboflavin (Vitamin B2)
  • Niacin (Vitamin B3)
  • Acid pantothenic (Vitamin B5)

1.4. Tăng mức kẽm trong cơ thể

Kẽm tương đối khó tìm trong các nguồn thực phẩm, với động vật có vỏ và nội tạng động vật là hai nguồn chính. May mắn thay, ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu khác, các loại thịt đỏ rất giàu kẽm.

Khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cơ bắp và não bộ cũng như chức năng miễn dịch của cơ thể.

1.5. Tăng cường khả năng sinh sản

Thịt đỏ giúp tăng cương khả năng sinh sản
Thịt đỏ giúp tăng cương khả năng sinh sản

Thịt đỏ rất giàu selen. Khoáng chất này kết hợp với B6 tạo ra sự cân bằng thiết yếu của các chất dinh dưỡng cần thiết cho khả năng sinh sản, cả trong quá trình thụ thai và duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Ở phụ nữ, có đủ selen là điều quan trọng để tránh các tình trạng như tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, chuyển dạ sinh non và thậm chí là sẩy thai.

Ngoài ra, nó cũng có thể giúp nam giới có thể ngăn chặn các gốc tự do cản trở việc xuất tinh trùng chất lượng và cũng đảm bảo có sự cân bằng tốt giữa testosterone và estrogen.

2. Những điều bạn nên biết về thịt đỏ 

Thịt đỏ có thể là khái niệm quen thuộc của nhiều người nhưng bạn đã thực sự hiểu về nó chưa, cùng tìm hiểu nhé.

2.1. Thịt đỏ là gì?

Hình ảnh các loại thịt đỏ
Hình ảnh các loại thịt đỏ

Thịt đỏ trong tiếng anh là red meat. Thịt đỏ theo cách hiểu của ẩm thực truyền thống là các loại thịt mang sắc đỏ  khi còn tươi và không đổi màu trắng khi nấu chín. 

Do đó, bạn có thể phân biệt thịt đỏ và thịt trắng bằng cách nấu chín nó. Trong khi nấu chín, thịt đỏ vẫn giữ nguyên màu khi nấu chín còn thịt trắng vẫn giữ nguyên màu trắng ban đầu.

Các loại thịt đỏ có nguồn gốc từ thịt cơ của động vật có vú bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt cừu, thịt ngựa, thịt dê và thịt lợn. 

2.2. Thành phần dinh dưỡng trong thịt đỏ 

Thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời
Thịt đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng tuyệt vời

Thịt đỏ chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm các thành phần như:

  • Chất béo: acid omega-3, acid béo linoleic liên hợp (CLA),...
  • Protein (chất đạm)
  • Các khoáng chất: Sắt, kali, kẽm, selen,...
  • Các vitamin nhóm B: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B12,...
  • Nhiều vitamin và khoáng chất khác với lượng nhỏ hơn.

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thịt đỏ. Ví dụ, miếng thịt ở các bộ phận khác nhau của động vật có hàm lượng calo và chất béo khác nhau.

Ngoài ra, cách người nông dân chăn nuôi, chế độ ăn uống của vật nuôi, thậm chí cả tuổi và giới tính của con vật có thể ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thịt. 

3. Tác hại của thịt đỏ 

Mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng thịt đỏ vẫn có thể gây ra những tác hại đối với cơ thể khi ăn quá nhiều, chẳng hạn như:

3.1. Trầm trọng triệu chứng của bệnh gout và viêm khớp

Thịt đỏ gây trầm trọng triệu chứng bệnh gout
Thịt đỏ gây trầm trọng triệu chứng bệnh gout

Thịt đỏ là loại thực phẩm có chứa lượng purin khác cao (khoảng 100 - 400mg acid uric/100 gam thịt đỏ).

Khi dung nạp vào cơ thể, các protein chuyển thành acid amin, rồi thành nhân purin và sản phẩm cuối cùng là acid uric. 

Nếu nồng độ acid uric tăng cao gây lắng đọng tại khớp và trở thành nhân tố gây nên bệnh gout cũng như khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, không nên bổ sung thịt đỏ vào chế độ ăn cho người bệnh gout để ngăn ngừa triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bài nên xem

3.2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Những người thường xuyên ăn thịt đỏ có hàm lượng chất chuyển hóa hóa gọi là trimethylamine N-oxide (TMAO) cao hơn. 

Vi khuẩn trong ruột sản xuất TMAO trong quá trình tiêu hóa. Nó là một chất độc mà các nhà nghiên cứu cho rằng có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim.

Một nghiên cứu cho thấy những người ăn thịt đỏ có mức TMAO gấp ba lần so với những người ăn thịt trắng hoặc protein từ thực vật. Tuy nhiên, mức TMAO của họ trở lại bình thường khoảng 4 tuần sau khi ngừng ăn thịt đỏ.

Ngoài ra, chất béo bão hòa có trong loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

3.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư 

Nguy cơ mắc bệnh ung thư khi chế biến thịt đỏ không đúng cách
Nguy cơ mắc bệnh ung thư khi chế  biến thịt đỏ không đúng cách

Nhiều nghiên cứu cho rằng tiêu thụ thịt đỏ có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày,...

Các nghiên cứu khác cho thấy rằng không phải bản thân thịt mà là các hợp chất có hại hình thành khi thịt được nấu chín, góp phần làm tăng nguy cơ ung thư.

Thịt đỏ khi chế biến ở nhiệt độ cao như nướng, chiên sẽ sinh ra một trong những chất gây ung thư như amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng.

Do đó, phương pháp nấu có thể là một yếu tố quyết định chính đến ảnh hưởng sức khỏe cuối cùng của thịt.

>> Có thể bạn quan tâm: Mối nguy hại khi ăn thịt chó mà bạn nên biết

3.4. Gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Vào năm 2011, một nghiên cứu của Đại học Harvard đã gây chú ý khi công bố một nghiên cứu cho rằng ăn thịt chưa qua chế biến có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. 

Điều này là do các chất béo trong thịt đỏ khiến lượng kháng insulin trong cơ thể tăng cao, ức chế quá trình điều hòa lượng đường trong máu và gây nên bệnh tiểu đường.

3.5.Một số tác dụng bất lợi khác từ thịt đỏ

Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây hại cho đường tiêu hóa
Ăn nhiều thịt đỏ có thể gây hại cho đường tiêu hóa

Những mặt trái khác khi tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, chẳng hạn như:

  • Gây béo phì: Do thịt đỏ chứa nhiều chất béo, lượng calo cao dễ dẫn đến tăng cân và béo phì.
  • Gây hại cho hệ tiêu hóa: Do thịt có chứa hàm lượng protein cao, hệ tiêu hóa phải mất nhiều thời gian để tiêu hóa được hết lượng thịt được tiêu hóa. Điều này sản sinh ra các độc tố gây hại và diệt các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột.
  • Ảnh hưởng tới hoocmon: Ăn nhiều thịt đỏ khiến cơ thể mất cân bằng hoocmon và gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ.
  • Dẫn tới bệnh Alzheimer: Sắt trong thịt rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ dẫn đến lượng sắt bị dư thừa, thúc đẩy phản ứng của gốc tự do gây hại và ảnh hưởng xấu tới tình trạng Parkinson và Alzheimer.

4. Lưu ý khi dùng thịt đỏ mà bạn nên biết 

Không nên nấu thịt đỏ trực tiếp trên ngọn lửa lớn
Không nên nấu thịt đỏ trực tiếp trên ngọn lửa lớn

Để phát huy được lợi ích của thịt đỏ đối với cơ thể cũng như ngăn ngừa những tác dụng không mong muốn mà nó gây ra cho cơ thể, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tiêu thụ không quá 350 - 500 gam thịt đỏ nấu chín và hạn chế tối đa việc ăn thịt đỏ đã qua chế biến.
  • Thịt đỏ tốt nhất nên lựa chọn phần thịt nạc. Phần thịt được coi là nạc nếu mỗi khẩu phần ăn khoảng 85 gam chứa tổng lượng chất béo 10 gam, trong đó chất béo hòa tan bằng hoặc thấp hơn 4,5 gam và ít hơn 95 mg cholesterol.
  • Sử dụng các phương pháp nấu ăn như hầm hay hấp thay vì nướng và chiên.
  • Hạn chế nấu nướng ở nhiệt độ cao và không bao giờ để thịt tiếp xúc với ngọn lửa. Nếu bị cháy hãy cắt bỏ phần thịt bị cháy. Nếu bạn phải nấu ở nhiệt độ cao, hãy lật thịt thường xuyên để thịt không bị cháy.
  • Khi bảo quản thịt cần làm lạnh ngay thịt sống và tách riêng thịt sống với thịt chín. Luôn rửa sạch dụng cụ, bề mặt và tay sau khi chạm vào thịt sống để ngăn vi khuẩn lây lan.
  • Không nên hâm nóng lại thịt hoặc bất kỳ thực phẩm nào quá một lần vì điều này có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
  • Ướp thịt với tỏi, nước chanh, dầu oliu, rượu vàng đỏ sẽ hạn chế hình thành các chất gây ung thư khi chế biến. Ngoài ra, ăn thịt đỏ kết hợp với rau xanh sẽ giúp thúc đẩy nhanh quá trình đào thải các chất độc và chất béo thừa ra khỏi cơ thể. 

Thịt đỏ rất lành mạnh với có thể nhưng tác dụng có lợi này chỉ được phát huy khi được sử dụng phù hợp với từng tình trạng sức khỏe. Những người mắc bệnh gout, bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng loại thực phẩm này.

Như vậy bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin mà bạn nên biết và thịt đỏ. Nếu bạn còn băn khoăn hay thắc mắc gì về chế độ ăn cho người bệnh, đặc biệt người bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0768.299.399

#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN



source https://caogam.vn/thit-do

Nhận xét