Rau muống có tác dụng gì? Ăn rau muống nhiều có tốt không? Bị sẹo lõm có nên ăn rau muống không? Ăn rau muống có bị sẹo lồi không? Và hàng loạt các câu hỏi liên quan đến rau muống. Để giải đáp những thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. 11 Tác dụng của rau muống
Cũng giống như các loại rau xanh khác, rau muống là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Nó chứa một lượng lớn nước, sắt, vitamin A, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác và có thể ăn chín hoặc ăn sống.
Sau đây, Cao Gắm xin giới thiệu đến bạn công dụng của rau muống như sau:
1.1. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Rau muống có chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A và C cũng như hàm lượng beta-carotene cao. Những chất dinh dưỡng này hoạt động như chất chống oxy hóa để giảm các gốc tự do trong cơ thể, do đó ngăn ngừa cholesterol bị oxy hóa. Cholesterol bị oxy hóa dính vào thành mạch máu gây tắc nghẽn động mạch, đau tim và đột quỵ.
Bên cạnh đó, folate có trong nó cũng giúp chuyển hóa homocysteine. Hormone này ở nồng độ cao có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Ngoài ra, magie có trong rau cũng là một khoáng chất là giảm huyết áp và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
1.2. Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu
Nồng độ hemoglobin và hồng cầu thấp là nguyên nhân gây bệnh thiếu máu do sự vận chuyển oxy không đủ đến các tế bào. WHO ước tính khoảng 50% trường hợp thiếu máu trên thế giới là do thiếu sắt và những trường hợp còn lại do yếu tố di truyền.
Trong khi đó, rau muống rất giàu chất sắt, cực kỳ có lợi cho những người thiếu máu cũng như phụ nữ mang thai cần chất sắt trong khẩu phần ăn.
1.3. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan
Rau muống được sử dụng trong nền y học Ayurvedic để điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan.
Một nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng chiết xuất của loại cây này có thể bảo vệ và chống lại các tổn thương gan do hóa chất gây ra do nó có thể điều tiết được các enzym giải độc và chống lại các gốc tự do có hại cho gan.
1.4. Hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu và táo bón
Đây là loại rau rất giàu chất xơ, do đó, nó hỗ trợ hệ tiêu hóa giúp cải thiện các rối loạn tiêu hóa một cách tự nhiên.
Đặc tính nhuận tràng nhẹ của nó có lợi cho những người hay mắc chứng khó tiêu và táo bón. Loại rau này cũng được sử dụng trong điều trị nhiễm giun đường ruột.
1.5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ăn rau muống thường xuyên giúp phát triển sức đề kháng chống lại gốc oxy hóa do bệnh tiểu đường gây ra, đặc biệt là bệnh tiểu đường thai kỳ.
1.6. Phòng chống ung thư
Với 13 loại hợp chất chống oxy hóa khác nhau, rau muống là thực phẩm tuyệt vời cho một chế độ ăn để ngăn ngừa ung thư.
Những chất oxy hóa này có khả năng loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, ngăn ngừa sự nhân lên của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng và dạ dày, ung thư da, ung thư vú.
Ngoài ra, vitamin A cũng có tác dụng đối với một số loại ung thư như ung thư bàng quang, buồng trứng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và da. Tác dụng này là do trong vitamin A giúp kiểm soát sự nhân lên của các tế bào ung thư.
1.7. Có lợi cho mắt
Rau muống có chứa hàm lượng lớn carotenoid, vitamin A và lutein. Những dưỡng chất này rất cần thiết cho sức khỏe của mắt.
Ngoài ra, loại rau này còn làm tăng nồng độ của glutathione, một chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa đục thủy tinh thể.
1.8. Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Là một kho chứa các chất dinh dưỡng, loại rau xanh này là thực phẩm tự nhiên và rẻ tiền giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể như vitamin A.
Vitamin A là một chất quan trọng trong cơ thể, nó tham gia vào hàng rào miễn dịch giúp chống lại các tình trạng sức khỏe như ung thư, các bệnh miễn dịch, các bệnh như cảm lạnh và cúm thông thường.
Vitamin A giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin A làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em xuống 24%. Sự thiếu hụt vitamin A làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở trẻ như sởi và tiêu chảy.
1.9. Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da
Ngọn rau muống có thể được dùng làm thuốc đắp để chữa các bệnh ngoài da như nấm ngoài da, nấm châm,... Loại rau này cũng giúp ngăn ngừa ung thư da và được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá, eczema và bệnh vẩy nến.
1.10. Tốt cho tóc
Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng hợp lý là điều kiện tiên quyết để duy trì da đầu và tóc khỏe mạnh. Một loạt các chất dinh dưỡng có trong rau muống rất có lợi cho tóc và ngăn ngừa rung tóc.
1.11. Các lợi ích khác của rau muống
Ngoài những lợi ích kể trên, rau muống còn có tác dụng chữa ung nhọt, bế kinh, đau răng, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam,...
Nó có tác dụng an thần cho những người mất ngủ, khó ngủ hoặc được sử dụng để thúc đẩy nôn mửa trong trường hợp ngộ độc.
2. Những điều bạn nên biết về cây rau muống
Chắc hẳn, rau muống là loại rau thông dụng mà ai cũng biết đến nó nhưng để hiểu rõ hơn về loại rau này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
2.1. Sự thật thú vị về rau muống
Rau muống có tên tiếng anh là water morning glory hoặc water spinach. Nó có tên khoa học là Ipomoea aquatica, thuộc học Bìm Bìm (Convolvulaceae) và còn được gọi là kangkong, rau muống sống và bìm bìm.
Cây rau muống là loại cây nhiệt đới, sống bán thủy sinh. Nó có thể phát triển trong nước hoặc trên đất ẩm.
Thân của nó dài từ 2 - 3 mét hoặc dài hơn, mọc rễ ở các mấu, thân nồng và trôi nổi trên nước. Cây có nhiều dạng lá khác nhau từ dạng mũi tên điển hình đến mũi mác, dài từ 5 - 15 cm và rộng 2 - 8 cm.
Rau muống được trồng phổ biến ở Đông Nam Á. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Indonesia, Miến Điện, Thái Lan, lào, Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Trung Quốc, đặc biệt là các vùng nông thôn.
Bạn có thể chưa biết? Nhiều người nghĩ rằng rau muống có quan hệ họ hàng với rau mồng tơi nhưng thực ra nó lại thuộc họ hàng với nhà khoai lang, họ Bìm Bìm.
2.2. Rau muống gồm những loại nào?
Dựa vào tập tính sinh trưởng, rau muống được chia thành 2 loại sau:
- Loại cao, mọc thẳng, mọc trên đất giàu chất hữu cơ và đủ ẩm. Rễ mới mọc ra tại các mấu và khi tiếp xúc với đất sẽ cố định và phát triển thêm giống như một cây leo.
- Loại còn lại là bán thủy sinh, mọc ở vùng đất đầm lầy. Rễ sơ cấp của nó cố định trong đất và rễ cơn thứ cấp ở các mấu hoặc trôi nổi tự do trong nước hoặc khi tiếp xúc với bề mặt, bám vào đất.
Ở Việt Nam, rau muống được chia ra 2 giống chính là rau muống tía và rau muống trắng. Rau muống tía thường mọc hoang trên nước còn rau muống trắng thường được trồng trên cạn.
2.3. Thành phần dinh dưỡng của rau muống
Rau muống chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như protein, chất xơ, các vitamin và khoáng chất. Cụ thể, giá trị dinh dưỡng của 100g rau muống bao gồm:
- Năng lượng: 23 kcal
- Protein: 2,86 gam
- Chất béo: 0,39 gam
- Chất xơ: 2,2 gam
- Các vitamin: vitamin A 469 mcg; vitamin C 28,10 mg; vitamin E 2,03 mg; thiamin (B1) 0,078 mg; riboflavin (B2) 0,189 mg; niacin (B3) 0,724 mg; pantothenic acid (B5) 0,065 g; vitamin B6 0,195 mg; vitamin B9 194 mcg và vitamin K 482,90 mcg.
- Các khoáng chất: canxi 99 mg; sắt 2,71 mg; magie 79 mg; phospho 49 mg; kali 558 mg; natri 79 mg; kẽm 0,530 mg, đồng 0,130 mg; mangan 0,897 ng và selen 1 mcg.
- Choline 19,30 mg
- Lutein + zeaxanthin 12198 mcg.
3. Tác dụng không mong muốn của rau muống
Nhiều vùng nước nơi rau muống sinh sống được nuôi bằng nước thải sinh hoạt hoặc rác thải khác và nó được coi như một chất lọc sạch các chất trong môi trường nước.
Do đó, loại rau này có thể trở thành ổ chứa tự nhiên của ký sinh trùng Fasciolopsis buski, một loại sán lá ruột lớn ký sinh có thể được tìm thấy dưới dạng nang ấu trùng.
Ở người, các nang sán giải phóng sán, bám vào thành ruột và gây khó tiêu hóa đau bụng, nguy hiểm hoan là gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan và suy gan.
Ngoài ra, loại rau này sống bán thủy sinh có chứa hàm lượng cao các kim loại nặng như cadmium, chì và thủy ngân. Các chất này rất nguy hiểm cho người sử dụng khi tiêu thụ lượng kim loại nặng quá lớn.
4. Một số chú ý khi dùng rau muống mà bạn nên biết
Để phòng tránh những tác dụng bất lợi kể trên, bạn nên chú ý những điều sau đây:
4.1. Ai không nên ăn rau muống?
Một số đối tượng nên hạn chế hoặc không nên ăn rau muống như:
4.1.1. Người bệnh gout
Rau muống rất giàu đạm, không tốt cho người bệnh gout. Ngoài ra, nó cũng có chứa một hợp chất tự nhiên, được gọi là purin. Ở người bệnh gout, việc hấp thụ quá nhiều các chất này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Do purin có thể phân hủy tạo thành acid uric, sự tích tụ dư thừa của purin trong cơ thể có thể dẫn đến sự lắng đọng acid uric tại các khớp hoặc khiến triệu chứng bệnh gout trầm trọng hơn.
Vì lý do này, những người có vấn về về bệnh gout nên hạn chế hoặc không nên ăn những thực phẩm chứa purin như rau muống.
4.1.2. Người bị sỏi thận
Rau muống có chứa hàm lượng oxalat cao, khi được chuyển hóa trong cơ thể, nó sẽ kết hợp với canxi hình thành sỏi canxi oxalat gây ảnh hưởng đến chức năng lọc của thận.
4.1.3. Người đang sử dụng thuốc Đông y
Từ xa xưa, bất kỳ đơn thuốc Đông y nào cũng sẽ được thầy thuốc căn dặn không nên ăn rau muống khi uống thuốc. Điều này là do rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát gây giã thuốc làm mất tác dụng và hiệu quả điều trị của thuốc.
4.1.4. Người dễ bị dị ứng hoặc tiêu chảy
Như đã đề cập ở trên, rau muống có chứa nhiều ký sinh trùng Fasciolopsis buski có thể xâm nhập vào cơ thể gây khó tiêu, đau bụng và dị ứng.
4.1.5. Người đang có vết thương
Với những ai đang có vết thường trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi và làm xấu da. Thậm chí, nó khiến vùng da mới lành bị ngứa nhiều hơn.
Ngoài ra, do rau có chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh, khi miệng vết thương còn chưa khép lại, nó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
4.2. Rau muống kỵ gì?
Không nên ăn rau muống cùng với sữa bởi trong sữa và những sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát đều giàu hàm lượng canxi còn rau muống lại chứa một số thành phần hóa học làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, trong rau có chứa acid oxalic sẽ kết hợp canxi trong sữa sẽ tạo thành sỏi canxi oxalat. Vì vậy, người sử dụng nên thận trọng khi kết hợp hai loại thực phẩm này.
4.3. Mẹo để ăn rau muống đúng cách
Dưới đây là một số cách giúp bạn có thể lựa chọn, bảo quản cũng như chế biến rau muống mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể:
- Bạn nên lựa chọn những loại rau lá to, màu xanh đậm vì chúng có hương vị thơm ngon hơn loại lá nhỏ. tránh mua lá héo, quá vàng hay lá bị hư hỏng, bị côn trùng gây hại.
- Rau muống rất dễ hỏng nên sau khi mua về, nếu chưa sử dụng, bạn có thể gói chúng lại và để trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Do rau muống thường được trồng ở những nơi gần ao hồ, có thể nhiễm ký sinh trùng, vì vậy, bạn nên rửa sạch rau bằng nước sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 30 phút để loại bỏ trứng sán.
- Những ngọn rau non có thể được sử dụng trong các món nộm hoặc ăn sống. Còn những lá lớn nên được nấu chín trước khi ăn để đảm bảo sức khỏe.
5. Món ngon từ rau muống
Rau muống là món ăn dân giã của nhiều vùng nông thôn và nó được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như canh rau muống, bò xào rau muống, móng tay xào rau muống, món nộm rau muống, thịt trâu xào rau muống,...
Để biết thêm nhiều món ngon từ rau muống, mời bạn đọc tham khảo công thức chế biến món ăn từ rau muống sau đây:
5.1. Rau muống xào
Nguyên liệu gồm có 1 bó rau muống, 4 tép tỏi đập dập, 2 - 3 thì nước mắm, 2 - 3 thìa dầu thực vật, một chút muối và tiêu.
Cách làm rau muống xào như sau:
- Bước 1: Cắt rau thành những đoạn dài khoảng 7cm, làm sạch nó một cách cẩn thận. Sau đó, ngâm với nước muối trong 30 phút, vớt ra và để ráo.
- Bước 2: Đun nóng chảo với dầu và tỏi đập dập vào. Xào một nửa số tỏi đã đập dập trên lửa vừa đến khi tỏi có màu vàng nâu.
- Bước 3: Thêm rau muống vào chảo cho đến khi nó xẹp dần. Thêm một ít muối và nước để xào, đồng thời cho lửa lớn và xào nhanh trong khoảng 1 - 2 phút.
- Bước 4: Thêm 1 - 2 thìa nước mắm, muối và tiêu cho vừa ăn. Thêm phần tỏi còn lại vào đảo đều.
5.2. Món nộm rau muống
Nguyên liệu gồm có 1 bó rau muống, 1 bó kinh giới, lạc rang đập nhỏ, chanh, tỏi, ớt, đường và nước mắm.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rau muống mua về rửa sạch và để ráo, dùng dao chẻ ngọn khúc vừa ăn. Tỏi bóc vỏ đập dập. Ớt băm nhỏ hoặc thái sợi.
- Bước 2: Trần rau với nước sôi khoảng nửa phút thì vớt ra bát nước đá.
- Bước 3: Pha nước trộn gồm tỏi, ớt, đường vào bát cùng với một thìa nước lọc và 3 thìa nước mắm, khuấy đều đến khi đường tan,
- Bước 4: Trộn rau với nước trộn và nước cốt chanh trước khi ăn khoảng 30 phút.
- Bước 5: Cuối cùng cùng chỉ cần thêm một ít rau canh giới đã rửa sạch, cho nộm ra đĩa và trang trí lạc rang lên trên.
Chúc bạn thành công với 2 món ăn trên nhé!
6. Mọi người thường hỏi về rau muống
Dưới đây là một số câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc về rau muống:
Ăn rau muống nhiều có tốt không?
Với những giá trị dinh dưỡng và tác dụng có lợi đối với cơ thể, rau muống xứng đáng là một loại rau thân thiện cho sức khỏe.
Tuy nhiên, bất kể thực phẩm nào dù có tốt đến đâu thì ăn nhiều cùng sẽ không tốt. vì vậy, thay vì ăn rau muống mỗi ngày, bạn nên bổ sung các loại rau xanh khác vào chế độ ăn uống của mình sao cho phù hợp.
Ăn rau muống có bị sẹo lồi không?
Nhiều người quan niệm rằng ăn rau muống gây sẹo lồi cho những người có vết thương hở. Tuy nhiên, thực tế chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận về khẳng định này.
Hơn thế nữa, bị sẹo lồi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa người bệnh, kích thước và độ sâu của vết thương, chế độ dinh dưỡng,...
Nếu bạn lo lắng ăn rau muống làm sẹo lồi trong thời gian có vết thương thì nên ăn những loại rau khác có tác dụng chữa lành vết thương như rau ngót, rau diếp cá,...
Chắc hẳn, qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về rau muống, tác dụng cũng như những chú ý khi sử dụng loại rau này. Đặc biệt đối với người bệnh gout nên thận trọng khi sử dụng rau muống trong chế độ ăn hàng ngày.
Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh gout hoặc viêm khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, nhấn like và để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất. Cảm ơn bạn nhiều!
>> Có thể bạn quan tâm: Tác dụng, Công dụng, Lưu ý và Câu hỏi về cây dọc mùng
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
source https://caogam.vn/rau-muong
Nhận xét
Đăng nhận xét