Giá đỗ có tác dụng gì? Ăn nhiều giá đỗ có tốt không? Bệnh gout có ăn được giá đỗ không? Ăn giá đỗ sống hay chín tốt hơn? Và hàng loạt các câu hỏi mà mọi người quan tâm về giá đỗ. Để giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Tác dụng của giá đỗ
Giá đỗ là một trong những loại rau mầm chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn hẳn so với rau xanh thông thường. Nhờ đó mà chúng đem lại nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể.
Dưới đây là một số lợi ích của giá đỗ mà bạn có thể nhận được khi thêm giá đỗ vào chế độ ăn của mình.
1.1. Hỗ trợ huyết áp
Giá đỗ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Tác dụng này là do các peptide được tạo ra trong quá trình hạt nảy mầm và chúng đã được chứng minh là làm giảm huyết áp trong một số nghiên cứu.
1.2. Ngăn ngừa ung thư
Các protein và peptide trong giá đỗ giúp giảm nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những chất này có thể làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư liên quan đến ung thư vú, bệnh bạch cầu và ung thư hệ tiêu hóa.
Mần saponin cũng có thể ngăn ngừa bệnh ung thư bằng cách tăng cường hoạt động của các tế bào máu tự nhiên, đặc biệt là tế bào lympho T cũng thư interferon.
Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, phá hủy DNA của tế bào ung thư.
1.3. Hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa
Giá đỗ là nguồn cung cấp chất xơ không hòa tan có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Chất xơ di chuyển trong hệ tiêu hóa và “mang theo” các chất cặn bã giúp làm sạch ruột. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón rất tốt.
1.4. Bảo vệ sức khỏe cho mắt
Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giá đỗ có tác dụng giúp bạn thoát khỏi nguy cơ mắc các bệnh thông thường về mắt bao gồm cả thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (AMD). AMD là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở người trên 55 tuổi.
Ngoài ra, nó cũng chứa vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ hàm lượng vitamin C cao trong 10 năm trở lên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
1.5. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Giá đỗ có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể bằng cách cân bằng lượng cholesterol, giảm cholesterol “xấu” LDL và tăng nồng độ cholesterol tốt “HDL” làm loại bỏ các chất béo tích tụ trong máu.
Loại thực phẩm này cũng là một nguồn cung cấp kali và vitamin K tuyệt vời. Kali là một chất khoáng quan trọng đối với sự co bóp của cơ tim và có tác dụng điều hòa huyết áp.
Theo một báo cáo được công bố bởi Hiệp hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ, vitamin k có thể giảm sự khởi phát của bệnh tim. Nó cũng cần thiết cho quá trình đông máu và ức chế sự tích tụ canxi trong mạch máu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
1.6. Giúp xương chắc khỏe
Mangan được tìm thấy trong giá đỗ có lợi trong việc xây dựng xương chắc khỏe. Hơn nữa, mangan kết hợp với canxi, vitamin D, magie, kẽm và đồng cho thấy cải thiện được khối lượng xương ở phụ nữ, do đó, làm giảm nguy cơ loãng xương.
1.7. Tăng cường khả năng sinh sản
Giá đỗ có khả năng tăng cường sức khỏe sinh sản, nếu ăn thường xuyên nõ sẽ tăng cường chất lượng của tinh trùng.
Hàm lượng vitamin E cao trong loại thực phẩm này có khả năng bảo vệ các tế bào trứng hoặc có thể là tinh trùng khỏi các tổn thương khác nhau của các gốc tự do.
1.8. Tốt cho da
Giá đỗ là một trong những thực phẩm rất tốt cho làn da bởi loại rau mầm này có chứa nhiều vitamin E, một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ làn da khỏi tác động của các gốc tự do và cần thiết cho quá trình tái tạo da.
1.9. Tốt cho phụ nữ
Chắc hẳn nhiều người đã biết, giá đỗ hoặc những loại rau mầm khác cung cấp một lượng lớn estrogen tự nhiên có chức năng giống như tổng hợp estrogen trong cơ thể.
Estrogen giúp cải thiện mật độ cũng như cấu trúc xương và ngăn chặn quá trình loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Hơn nữa, phụ nữ ăn giá đỗ thường xuyên có thể giúp họ ngăn ngừa ung thư vú, các vấn đề về kinh nguyệt, các triệu chứng tiền mãn kinh và các vấn đề liên quan đến mãn kinh.
1.10. Tốt cho sức khỏe của gan
Đây là loại thực phẩm rất tốt cho gan vì chúng có chứa một lượng lớn lecithin. Chất này giúp giữ mức cholesterol trong máu thấp hơn và làm giảm mỡ gan, do đó, nó giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, đặc biệt là dẫn đến rối loạn gan.
1.11. Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu
Giá đỗ thường là lựa chọn giàu chất sắt, mộ chất quan trọng trong việc tạo ra hemoglobin trong cơ thể. Hemoglobin thực chất là protein có trong tế bào hồng cầu. Do đó, việc sử dụng giá đỗ sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
Ngoài ra, vitamin C giúp khuyến khích sự hấp thu sắt qua đường ruột, do đó, hỗ trợ điều trị hoặc thậm chí ngăn chặn bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
1.12. Giảm lo âu căng thẳng
Các bioflavonoid và vitamin C có trong giá đỗ có khả năng làm giảm căng thẳng và lo âu. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food & Function cho thấy rằng tiêu thụ giá đỗ làm tăng mức melatonin ở chuột, một loại hormon điều chỉnh chu kỳ của giấc ngủ và cải thiện tâm trạng.
2. Những điều bạn nên biết về cây giá đỗ
Mặc dù giá đỗ là món ăn quen thuộc của mọi gia đình, tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về loại thực phẩm này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
2.1. Sự thật thú vị về giá đỗ
Giá đỗ tiếng anh là bean sprouts. Chúng là những chồi non của cây đậu xanh. Chúng có độ giòn và hương vị thơm nhẹ với hàm lượng nước cao,
Giá đỗ được sử dụng trong các món ăn Đông Á, chủ yếu trong các món xào, soup hoặc ăn kết hợp với cơm hoặc mì.
Có thể bạn chưa biết? Người Trung Quốc đã biết đến lợi ích của giá đỗ trong nhiều thế kỷ qua. Quý tộc ở Trung Quốc thời cổ đại ăn giá đỗ để trẻ hóa làn da và sử dụng để chữa bệnh.
Nó cùng được mang theo trong những chuyến đi biển ngày dài để ngăn ngừa bệnh còi xương.
Trong Thế chiến thứ hai, khi nguồn cung cấp thịt rất thấp, các nhà khoa học khuyến cáo rằng tiêu thụ giá đỗ là một trong những cách tốt nhất để có đủ protein trong thức ăn.
2.2. Thành phần dinh dưỡng của giá đỗ
Là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giá đỗ cung cấp một nguồn vitamin khoáng chất, protein và enzyme tuyệt vời. Giá đỗ có hàm lượng calo thấp cùng nhiều vitamin K, vitamin C, sắt, folate và chất xơ.
Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100g giá đỗ bao gồm:
- Năng lượng: 31 calo
- 6,2 gam carbohydrate
- 3,2 gam protein
- 0,2 gam chất béo
- 1,9 gam chất xơ
- 34,3 mcg vitamin K (43% DV)
- 13,7 mg vitamin C (23% DV)
- 63,4 mcg folate (16% DV)
- 0,2 mg mangan (10% DV)
- 0,2 mg đồng(9% DV)
- 0,1 mg riboflavin (8% DV)
- 0,1 mg thiamine (6% DV)
- 56,2 mg phốt pho (6% DV)
- 0,1 mg vitamin B6 (5% DV)
- 0,9 mg sắt (5% DV)
- 21,8 mg magiê (5% DV)
- 0,8 mg niacin (4% DV)
- 155 mg kali (4% DV)
(% DV: phần trăm hàm lượng so với lượng cần thiết nạp vào cơ thể của một người trưởng thành)
3. Tác dụng không mong muốn của giá đỗ
Mặc dù giá đỗ là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể nhưng chúng cũng có thể gây ra những tác dụng bất lợi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:
3.1. Ngộ độc thực phẩm
Điều kiện ẩm ướt và ấm áp mà giá đỗ được trồng lại là môi trường tốt cho những vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli , Salmonella typhimurium , Staphylococcus aureus và Listeria monocytogenes.
Khi cơ thể nhiễm các vi khuẩn này sẽ gây ngộ độc thực phẩm và xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy nôn mửa và đau bụng.
Nhiễm trùng bởi những vi khuẩn này cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như co giật hoặc đẻ non và thậm chí tử vong.
3.2. Dị ứng
Giá đỗ có thể gây dị ứng với các triệu chứng ngứa, nổi mề đay,... ở những người cơ địa dễ dị ứng hoặc những người có tiền sử dị ứng với các loại đậu.
4. Một số chú ý khi dùng giá đỗ mà bạn nên biết
Để sử dụng giá đỗ đúng cách, đối tượng và mục đích sử dụng cũng như phòng tránh tác dụng bất lợi đối với cơ thể, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
4.1. Ai không nên ăn giá đỗ?
Dưới đây là một số đối tượng không nên hoặc hạn chế ăn giá đỗ:
4.1.1. Bệnh nhân ung thư vú
Đối với phụ nữ bị ung thư vú đang được điều trị bằng liệu pháp tamoxifen nên hạn chế ăn giá đỗ sống.
Một hợp chất phytoestrogen trong rau mầm có thể làm giảm hoạt động của tamoxifen, từ đó, nó làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc ung thư.
4.1.2. Người chân tay lạnh
Những người thường xuyên có biểu hiện chân tay lạnh, thiếu lực, lưng và chân đau nhức. Những người này nếu ăn nhiều giá đỗ càng làm bệnh tình trở nên nặng thêm.
Tình trạng trên kéo dài dẫn đến mất nước, huyết khi ngừng trệ, cơ bắp đau nhức và tỳ dạ dày yếu và dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa như viêm dạ dày mãn tính.
4.1.3. Người đang uống thuốc
Giá đỗ có khả năng giải độc nên có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Do đó, trong khi sử dụng thuốc, người bệnh tránh ăn loại thực phẩm này hoặc không ăn gần với thời gian uống thuốc.
4.1.4. Phụ nữ có thai và cho con bú
Giá đỗ sống trong môi trường ẩm, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Do đó, mẹ bầu không nên ăn giá đỗ sống, nếu muốn giá đỗ thì có thể chần quan nước sôi hoặc nấu chín.
4.2. Giá đỗ kỵ gì?
Nhiều người quan niệm giá đỗ “lành và mát”, tuy nhiên bạn không nên ăn giá đỗ và gan lợn. Các chuyên gia giải thích rằng giá đỗ có rất nhiều vitamin C, khi xào chung với gan lợn sẽ làm vitamin C bị oxy hóa và món ăn sẽ không còn chất dinh dưỡng.
4.3. Mẹo để ăn giá đỗ đúng cách
Giá đỗ là loại thực phẩm rất dễ hỏng. Vậy, “Làm cách nào để bảo quản giá đỗ?”. Cùng theo dõi nhé!
Sau khi mua về nếu không sử dụng luôn, bạn nên bảo quản chúng trong tủ lạnh bằng cách cho giá vào trong một chiếc hộp hay một túi nilong nhưng đừng gói quá chặt.
Loại thực phẩm này có thể chứa mầm bệnh như vi khuẩn nên trước khi sử dụng bạn nên ngâm với nước muối khoảng 30 phút và rửa sạch lại với nước.
Tuy nhiên, nếu chỉ rửa sẽ không giúp loại bỏ vi khuẩn có hại từ loại rau mần này. Cách đơn giản nhất để tránh bệnh tật mà vẫn thu được những lợi ích từ thực phẩm này là nấu chín. Hấp, xào và luộc là những cách phổ biến để nấu giá đỗ.
Ngoài ra, bạn cũng cần phân biệt giá sạch và giá nhiễm hóa chất bằng những đặc điểm như sau:
- Giá sạch: Rễ dài, thân không mập, gọng giá giòn, khi xào không ra nước bà khi ăn có mùi thơm của đậu.
- Giá dùng chất kích thích: Cọng giá mập, trắng, không hoặc có rất ít rễ. Hạt mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi nấu, giá ra nhiều nước và ăn không có vị thơm của đậu xanh.
5. Món ngon từ giá đỗ
Là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giá đỗ có thể dùng riêng hoặc được thêm vào trong nhiều công thức nấu ăn. Sau đây, Cao gắm xin giới thiệu đến bạn 2 món ăn từ giá đỗ mà bạn có thể tham khảo:
5.1. Salad giá đỗ - rau bina
Nguyên liệu gồm có: 1 chén giá đỗ xanh, 3 chén rau chân vịt tươi hữu cơ, 1 thìa cà phê hạt mè, ½ thìa cà phê dầu mè, 2 tép tỏi, ½ thìa ớt bột, ¼ thìa cà phê ớt, 1 củ hành thái nhỏ, ¼ thìa cà phê mật đường, 2 thìa giấm gạo, nước dừa muối và hạt tiêu.
Cách làm như sau:
- Bước 1: Đun sôi một nồi nước. Cho một ít muối vào đảo đều rau bina và giá đỗ xanh trong khoảng 10 giây để chần qua chúng.
- Bước 2: Lấy rau ra và cho vào bát nước lạnh rồi để ráo.
- Bước 3: Cho rau bina và giá đỗ vào bát và trộn đều.
- Bước 4: Trong một bát nhỏ, trộn ớt băm, tỏi, dừa xiêm, giấm, mật dường, dầu mè và hạt mè. Trộn đều.
- Bước 5: Trộn rau với hồn hợp trên vào đảo đều. Thêm hành lá thái nhỏ và đảo đều cho hỗn hợp hòa quyện. Nếm muối và tiêu cho vừa ăn.
Bạn có thể cho món salad này ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh. Tốt nhất nên thưởng thức nó ngay trong vòng 1 đến hai giờ sau khi chế biến.
5.2. Canh đậu phụ giá đỗ
Đây là món canh thích hợp vào ngày hè nóng bức và rất tốt cho sức khỏe.
Nguyên liệu gồm có 200g giá đỗ, 1 quả cà chua, 2 bìa đậu, 100g thịt nạc, hành lá và gia vị.
Cách làm canh đậu phụ giá đỗ như sau:
- Bước 1: Ướp đậu với hạt nêm hoặc bột canh khoảng 10 phút. Cà chua rửa sạch, bổ cau. Thịt nạc thái miếng vừa ăn.
- Bước 2: Đun nóng dầu trong chảo, cho cà chua vào xào và đổ nước vào đun. Khi nước sôi thì cho đậu và thịt vào, nấu trên lửa lớn và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Bước 3: Cuối cùng cho giá vào và cho nồi canh sôi trở lại. Trang trí thêm hành lá đã cắt nhỏ vào nồi canh là được.
Chúc bạn thành công với 2 công thức nấu ăn trên!
6. Câu hỏi thường gặp về giá đỗ
Một số câu hỏi về giá đỗ mà mọi người hay thắc mắc:
Bệnh gout có ăn được giá đỗ không?
Người bệnh gout nên hạn chế ăn giá đỗ bởi nó có chứa hàm lượng purin cao làm tăng acid uric trong máu và làm các triệu chứng bệnh gout trở nên trầm trọng hơn.
Người bệnh cùng cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa purin cao như măng tây, dọc mùng, rau muống,... Những thực phẩm này cũng không tốt cho người bệnh gout.
Ăn giá đỗ nhiều có tốt không?
Bất kỳ thực phẩm nào khi ăn quá nhiều cũng không mang lại tác dụng tốt cho người sử dụng và giá đỗ cũng vậy. Mặc dù có chứa nhiều chất dinh dưỡng những bạn cũng chỉ nên ăn ở mức độ cho phép để tránh gây những tác dụng không mong muốn cho cơ thể.
Ăn giá đỗ thường xuyên có tốt không?
Giá đỗ rất “an toàn” nếu được ủ trong điều kiện sạch sẽ mang lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay vì lợi ích kinh tế, giá đỗ được bán thường sử dụng thuốc kích thích để tăng năng suất. Vì thể, nếu ăn giá “bẩn” trong một thời gian dài có thể dẫn tới nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư.
Ăn giá đỗ sống hay chín tốt hơn?
Tại Việt Nam, ăn giá đỗ sống kèm các món canh hay phở rất phổ biến. Tuy nhiên, cách ăn này có thể gây nên nhiều bệnh liên quan đến vi khuẩn như ngộ độc thực phẩm.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao ở một số người, bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai và người có hệ tiêu hóa kém. Do đó, cách tốt nhất để chế biến chúng là hãy nấu chín hoặc có thể chần qua nước sôi trước khi sử dụng.
Chắc hẳn, qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về giá đỗ, tác dụng cũng như những chú ý khi sử dụng loại rau này. Đặc biệt đối với người bệnh gout nên thận trọng khi sử dụng rau muống trong chế độ ăn hàng ngày.
Nếu bạn còn băn khoăn về tình trạng bệnh gout hoặc viêm khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, nhấn like và để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất. Cảm ơn bạn nhiều!
#QUANG_CAO_TIN_LIEN_QUAN
source https://caogam.vn/gia-do
Nhận xét
Đăng nhận xét